Thiếu vitamin A: Nguy hiểm như thế nào? Làm sao để bổ sung?
Vitamin A là một trong số các hợp chất hữu cơ quan trọng của cơ thể, nó đóng góp phần lớn vào sự biệt hóa và tính toàn vẹn của các tế bào trong mắt, xương, da và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, việc thiếu vitamin A trong cơ thể sẽ dễ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu. Và để tránh trường hợp thiếu hụt loại vi chất này thì ngay trong bài viết sau, Pharmacity sẽ chỉ ra cho bạn các nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả và cách bổ sung vitamin A hiệu quả.
Vitamin A là gì?
Vitamin A là một nhóm hợp chất hòa tan trong chất béo, gồm có retinal, retinol và retinyl esters. Khi cơ thể muốn sử dụng chúng thì cần phải chuyển đổi vitamin A thành retinal và acid retinoic, đây đều là các dạng hoạt động của vitamin.
Đa số các vitamin A trong cơ thể được lưu trữ ở gan dưới dạng este retinyl. Sau đó, các este này được phân hủy và liên kết với protein gắn retinol, rồi đi vào máu để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Như vậy, vitamin A cũng là một trong các dưỡng chất cần thiết của cơ thể, chúng đem lại nhiều lợi ích và quan trọng cho sức khỏe. Dưới đây là một số vai trò nổi bật của loại vitamin này, có thể kể đến như:
- Khả năng chống oxy hóa cao: Tiền chất của vitamin A có đặc tính chống oxy hóa cao, giúp chống lại các gốc tự do, cũng như là hạn chế mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, suy giảm nhận thức và ung thư khác.
- Cần thiết cho sức khỏe đôi mắt: Vitamin A rất quan trọng đối với thị lực và sức khỏe của mắt. Khi cơ thể có đủ loại vitamin này sẽ có khả năng chống lại các bệnh như thoái hóa điểm vàng, bảo vệ thị lực cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.
- Chống ung thư: Một số nghiên cứu trên ống nghiệm đã chỉ ra rằng chất retinoids từ vitamin A có khả năng ức chế, trì hoãn sự phát triển của một số tế bào ung thư, cụ thể như ung thư vú, ung thư bàng quang và ung thư buồng trứng.
- Tăng cường sức đề kháng, hệ thống miễn dịch: Vitamin A có khả năng kích thích các phản ứng nhằm bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Chúng góp phần vào các quá trình tạo ra một số tế bào đóng vai trò trung tâm trong hoạt động miễn dịch của cơ thể, chẳng hạn như tế bào B và T.
Vitamin A là gì và có vai trò như thế nào?
Những dấu hiệu thiếu vitamin A của cơ thể
Có một số dấu hiệu thiếu vitamin A phổ biến của cơ thể mà chúng ta có thể dựa vào đó để xác nhận tình trạng sức khỏe của bản thân. Cụ thể các dấu hiệu đó như sau:
- Trẻ kén ăn, chậm lớn và thường xuyên mệt mỏi. Một số trường hợp còn bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Da dễ bị khô, tóc đứt gãy và khô xơ.
- Xương yếu và kém phát triển.
- Mắt mờ, yếu và dễ bị khô.
Thiếu vitamin A gây ảnh hưởng sức khỏe đôi mắt
Thiếu vitamin A gây ra bệnh gì?
Việc thiếu vitamin A không đơn thuần làm xuất hiện các dấu hiệu, mà nó còn gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như sau:
- Bệnh lý nguy hiểm về mắt: Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe ở giác mạc và niêm mạc. Do đó, thiếu đi dưỡng chất này sẽ khiến cho đôi mắt dễ gặp phải các vấn đề như quáng gà, gây sừng hóa bề mặt, khô mắt. Trong đó, khô mắt lâu ngày có thể gây bệnh viêm kết mạc và viêm giác mạc, nếu để lâu ngày không điều trị sẽ gây mờ và mù mắt vĩnh viễn.
- Bệnh lý ở trẻ nhỏ: Thiếu hụt vitamin A sẽ làm giảm hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng và ảnh hưởng thị lực nghiêm trọng. Nếu tình trạng diễn biến nặng hơn, có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, da và nhuyễn giác mạc, thậm chí dẫn tới mù lòa.
- Bệnh ngoài da: Khi cơ thể thiếu hụt vitamin A, các tuyến nhờn trên da hoạt động kém, từ đó dẫn đến làn da dễ bị nhiễm khuẩn, ngứa, khô, sần sùi và bong tróc vảy.
Thiếu vitamin A lâu ngày sẽ gây ra các bệnh lý về da
Xem thêm: Thiếu vitamin C: Các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể mà bạn phải biết
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin A
Nhằm phục hồi sức khỏe và phòng tránh việc thiếu vitamin A cho cơ thể, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này là gì. Từ đó tìm ra cách bổ sung khắc phục hợp lý. Theo đó, một số nguyên nhân phổ biến được biết đến như:
- Chế độ ăn thiếu vitamin A, kém dưỡng chất.
- Đối tượng bị rối loạn việc hấp thụ chất béo, cùng với đó là khẩu phần thiếu chất béo sẽ làm cho cơ thể khó hấp thụ vitamin A.
- Người đang bị thiếu sắt hoặc thiếu kẽm, tình trạng này khiến cho quá trình phân hủy và sử dụng vitamin A bị tác động.
Chế độ ăn uống kém dinh dưỡng gây thiếu vitamin A ở người
Các cách bổ sung vitamin A hiệu quả
Nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu vitamin A chính là do khẩu phần ăn thiếu đi thực phẩm chứa loại chất này. Do đó, người bệnh cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất một cách hợp lý. Sau đây là một số cách phổ biến giúp cơ thể bổ sung vitamin A hiệu quả:
- Bổ sung từ thực phẩm: Cà rốt, gan động vật, khoai lang, bí ngô, ớt chuông đỏ, cần tây,…
- Bổ sung từ thức uống: Sữa và các chế phẩm từ sữa, sinh tố xoài, nước ép bưởi, nước ép dưa hấu,…
- Bổ sung thông qua thực phẩm chức năng
Bổ sung vitamin A thông qua các thực phẩm và nước uống
Hàm lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể
Tùy vào các đối tượng khác nhau về độ tuổi, giới tính sẽ có mức nhu cầu vitamin A không giống nhau và được chia cụ thể như sau:
Độ tuổi | Lượng vitamin A cần thiết (mcg/ngày) |
Trẻ sơ sinh | |
0-6 tháng | 400 |
7-12 tháng | 500 |
Trẻ em | |
1-3 tuổi | 300 |
4-8 tuổi | 400 |
Nam giới | |
9-13 tuổi | 600 |
14-18 tuổi | 900 |
19-70 tuổi | 900 |
Từ 70 tuổi trở lên | 900 |
Nữ giới | |
9-13 tuổi | 600 |
14-18 tuổi | 700 |
19-70 tuổi | 700 |
Từ 70 tuổi trở lên | 700 |
Phụ nữ đang mang thai | |
19-50 tuổi | 770 |
Phụ nữ đang cho con bú | |
19-50 tuổi | 1300 |
Mỗi đối tượng sẽ có nhu cầu bổ sung vitamin A khác nhau
Hy vọng rằng sau bài viết trên, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức bổ ích về các nguyên nhân, hệ quả, dấu hiệu thiếu vitamin A và cách bổ sung hợp lý. Bên cạnh đó, để biết thêm các cách bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn đừng quên theo dõi Pharmacity để tiếp tục đón xem các bài viết về sức khỏe khác nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: