Xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không?
Xuất huyết dạ dày là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, để lại nhiều biến chứng cho người bệnh. Chính vì thế, rất nhiều người thắc mắc xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không? Vì sữa chua là một trong những thực phẩm tốt giúp bổ sung men tiêu hóa cho cơ thể. Trong bài viết dưới đây, sẽ giúp các bạn có được lời giải đáp chính xác.
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu niêm mạc dạ dày, khiến người bệnh đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Bên cạnh đó, xuất huyết dạ dày còn có thể xảy ra do người bệnh quá lạm dụng các loại thuốc chống viêm, uống nhiều bia rượu trong thời gian dài hoặc sử dụng thuốc chống đông quá liều lượng… Chứng bệnh này vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu được chữa trị kịp thời thì người bệnh vẫn có thể hoàn toàn kiểm soát được bệnh, không gặp phải di chứng gì. Để kiểm soát và cải thiện tình trạng xuất huyết dạ dày, bên cạnh việc điều trị đúng phác đồ thì bệnh nhân cần phải xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học giúp phục hồi vị trí niêm mạc bị xuất huyết.
Xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không?
Vậy xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không? Để trả lời cho thắc mắc này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem trong sữa chua có những thành phần gì?
“Sữa chua là chế phẩm được lên men từ sữa bò tươi và các loại sữa hạt khác như óc chó, hạnh nhân, đậu nành… Sữa chua chứa ít chất béo hơn so với sữa thông thường, cung cấp lượng lớn probiotics cho cơ thể. Probiotics (hay còn gọi là lợi khuẩn) là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ ức chế hại khuẩn, tăng cường sức khỏe, đồng thời đẩy lùi các triệu chứng gây khó chịu ở đường ruột và dạ dày cho người bệnh.”
Không chỉ chứa lượng lợi khuẩn dồi dào mà sữa chua còn cung cấp cho cơ thể lượng lớn protein, DHA, canxi, vitamin D và nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng khác. Vì đã trải qua quá trình lên men nên đường lactose ở trong sữa chua sẽ dễ tiêu hóa hơn nhiều so với sữa bò thông thường. Chính vì thế, người bị xuất huyết dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng sữa chua trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Cách dùng sữa chua khi bị xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không? Câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày rất dễ bị nóng rát dạ dày, đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn mửa nếu sử dụng sữa chua không đúng cách. Chính vì thế, nếu người bệnh có ý định dùng sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày thì cần tuân thủ theo quy tắc dưới đây:
- Chọn những loại sữa chua phù hợp: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sữa chua với thành phần, hàm lượng dinh dưỡng, hương vị khác nhau. Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày hoặc mắc các vấn đề về đường ruột như nhiễm trùng đường ruột thì nên sử dụng loại sữa chua nguyên chất, không đường hoặc ít đường. Trong trường hợp người bệnh bị hội chứng khó hấp thu lactose hoặc dị ứng với sữa bò thì nên sử dụng loại sữa chua có thành phần từ sữa thực vật như yến mạch, hạnh nhân, sữa đậu nành… Những loại sữa chua này chứa ít chất béo, dễ tiêu hóa hơn so với sữa chua làm từ sữa bò. Bên cạnh đó, khi lựa chọn sữa chua, bệnh nhân cũng nên ưu tiên những sản phẩm organic thay vì các sản phẩm chứa nhiều chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu. Những thành phần này sẽ gây áp lực lên đường ruột, khiến người bệnh bị đầy hơi, chướng bụng nhiều hơn.
- Ăn sữa chua đúng thời điểm: Sữa chua chứa rất nhiều Probiotics. Vì thế, người bệnh xuất huyết dạ dày chỉ nên sử dụng từ 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày. Nếu bạn dùng quá nhiều có thể làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy. Những lợi khuẩn có trong sữa chua rất dễ bị tiêu hủy bởi dịch vị dạ dày. Việc dùng sữa chua không đúng cách, không đúng thời điểm sẽ khiến 90% lợi khuẩn trong sữa chua bị mất đi, chỉ còn khoảng 10% lợi khuẩn có thể di chuyển được tới ruột non. Do đó, để bảo tồn lượng lợi khuẩn có trong sữa chua, bạn nên ăn sữa chua sau mỗi bữa ăn khoảng 1 tiếng. Lúc này, lượng dịch vị ở trong dạ dày ít nên lợi khuẩn dễ dàng di chuyển tới đường ruột. Qua đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất từ thức ăn. Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc kháng sinh thì nên ăn sữa chua sau khi uống thuốc từ 2 – 3 tiếng. Tuyệt đối không ăn sữa chua cùng với thuốc sẽ khiến các lợi khuẩn có trong sữa chua bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngược lại, bạn có thể kết hợp ăn sữa chua với dưa hấu, bánh mì, xoài… để tăng thêm dưỡng chất trong sữa chua.
- Không ăn sữa chua chung với các thực phẩm kiêng kị: Khi ăn sữa chua, người bệnh xuất huyết dạ dày cần tránh sử dụng chung với các loại đồ ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt ủ muối, xúc xích, pate đóng hộp… Các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều acid sulfurơ, nếu kết hợp với acid amin ở trong sữa chua thì rất dễ tạo thành hoạt chất gây ung thư. Do đó, người bệnh nên ăn sữa chua chung với các loại thực phẩm chứa chất xơ và tinh bột. Tinh bột có tác dụng hút các dịch vị, sẽ giúp lợi khuẩn ở trong sữa chua đi qua dạ dày và di chuyển tới đường ruột dễ dàng hơn. Chất xơ là nguồn thức ăn của lợi khuẩn, việc ăn sữa chua cùng hoa quả, rau xanh giúp lợi khuẩn nhanh chóng sinh sôi và ức chế quá trình phát triển của các hại khuẩn trong hệ tiêu hóa.
Lưu ý, việc sử dụng sữa chua chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Nếu người bệnh cảm thấy không thoải mái khi sử dụng sữa chua hoặc có bất kỳ vấn đề liên quan đến sức khỏe, họ nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Lời khuyên từ Pharmacity:
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có acid sulfurơ: Người bệnh xuất huyết dạ dày nên tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa acid sulfurơ như thịt xông khói, thịt ủ muối, xúc xích, pate đóng hộp. Thực phẩm có chứa acid sulfurơ có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tác động tiêu cực đến quá trình lành vết thương.
- Chăm sóc niêm mạc dạ dày: Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho niêm mạc dạ dày như các loại thực phẩm giàu vitamin E và C, Omega-3, acid béo không no… Giảm tiêu thụ thực phẩm nhiều chất bán thành thực phẩm, thức ăn chế biến và thực phẩm có nhiều đường lên men, mỡ và muối.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đậm đà chất xơ, vitamin và khoáng chất, ăn những bữa ăn nhỏ thay vì ăn nhiều lần vào một buổi.
- Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng: Căng thẳng và áp lực tâm lý có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Vì vậy, hãy thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như tập thể dục, thả lỏng cơ thể, thực hiện các hoạt động giảm căng thẳng như yoga, thiền, tắm nước nóng…
- Chăm sóc sức khỏe nói chung: Thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe nói chung như ngủ đủ giấc, giữ thái độ tích cực, không hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu bia, tránh các tác nhân gây kích ứng cho dạ dày như thuốc lá, rượu, cafe, nước ngọt có gas, thực phẩm nhiều gia vị và cay nóng…
Các câu hỏi thường gặp về xuất huyết dạ dày:
1. Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy máu, thủng dạ dày, nhiễm trùng, suy giảm chức năng các cơ quan quan trọng. Do đó, xuất huyết dạ dày cần được chữa trị kịp thời và theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
2. Nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày là gì?
Các nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày bao gồm loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori, lạm dụng các loại thuốc chống viêm, uống nhiều rượu….
3. Làm thế nào để chẩn đoán xuất huyết dạ dày?
Để chẩn đoán xuất huyết dạ dày, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thông qua quá trình xem máu trong phân, xét nghiệm máu, siêu âm bụng hoặc thông qua việc thực hiện các xét nghiệm từ bên trong dạ dày.
4. Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày là gì?
Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày bao gồm sử dụng thuốc nắm cơ, kháng sinh, chế độ ăn uống lành mạnh và thay đổi lối sống.
5. Làm thế nào để ngăn ngừa xuất huyết dạ dày?
Để ngăn ngừa xuất huyết dạ dày, bạn cần tránh tiếp xúc với các tác động gây kích ứng như rượu, thuốc lá, các thực phẩm cay nóng. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, điều chỉnh căng thẳng và áp lực tâm lý, chăm sóc sức khỏe tổng quát.
Nguồn: Tổng hợp
