Khám phá công dụng của cây sâm đất đối với sức khỏe
Hình ảnh cây sâm đất gắn liền với tuổi thơ của những người dân sống ở các tỉnh trung du, miền núi Việt Nam. Nó thường được xuất hiện trên bàn ăn hàng ngày, trồng làm thuốc hoặc cây cảnh trong vườn. Vậy, loại thảo dược hoang dại này có mấy loại và đem lại tác dụng gì cho sức khỏe con người?
Tổng quan về cây sâm đất
Tên gọi khác: Sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu…
Tên khoa học: Boerhavia diffusa L
Họ: Hoa phấn (Nyctaginaceae)
Đặc điểm thực vật của cây sâm đất
Sâm đất là loài cây thân thảo, mọc hoang dã, có củ và được du nhập từ Tân Cương, Trung Quốc. Loại cây này được trồng chủ yếu ở Lào Cai và một số địa phương miền núi phía Bắc nước ta. Củ của cây sâm đất còn có tên gọi khác là Hoàng Sin Cô, khoai sâm, địa tàng thiên hay Yacon. Bên ngoài, củ sâm đất khá giống khoai lang nhưng có ruột trắng trong hoặc có màu vàng nhạt, đặc biệt có mùi thơm giống nhân sâm.
Cây sâm đất có thân mọc cao, lá to và có dạng hình tim. Hoa gần giống như hoa hướng dương nhưng nhỏ hơn nhiều. Sâm đất còn có khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán và có thể trồng ở hầu hết mọi nơi, miễn là thời tiết không quá lạnh.
Vậy, cây sâm đất có mấy loại? Được biết sâm đất có 2 loại sau:
- Những củ màu đỏ mọc gần mặt đất sẽ được để lại làm giống.
- Những củ lớn hơn nằm sâu dưới đất là củ sâm đất mà chúng ta dùng để ăn.
Giá trị dinh dưỡng có trong cây sâm đất
Theo các nghiên cứu cho thấy, thành phần dưỡng chất chính có trong sâm đất là hoạt chất pectin, potassium nitrate, tannins, punarnavine, boerhavia acid, phlobaphene cùng các vitamin (A, C), cùng cùng nhiều khoáng chất khác. Đây là những dưỡng chất có lợi và cần thiết cho cơ thể..
Ngoài ra, các nghiên cứu đều cho thấy phần rễ cây sâm đất chứa dược chất alkaloid có chứa hoạt tính punarnavine 0.01% cùng một số hợp chất khác như tinh bột, chất dầu dễ bay hơi, nitrat kalium,..
Mua củ sâm đất ở đâu?
Củ sâm đất được trồng nhiều ở Lào Cai và những vùng đất ẩm ướt. Một cây có thể thu hoạch khoảng 4 – 5 kg củ. Bạn có thể dễ dàng tìm mua củ sâm đất tại các cửa hàng thực phẩm và cửa hàng bán nông sản hoặc một số trang thương mại điện tử. Giá bán củ sâm đất sẽ dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/kg. Khi mua, bạn nên lựa những củ to, cảm giác chắc tay, không bị sâu mọt. Ngoài ra, nên bảo quản củ sâm đất ở nhiệt độ bình thường, có thể phơi nắng để củ dẻo ngọt hơn.
Cây sâm đất có tác dụng gì?
Ở nước ta, cây sâm đất được dùng chủ yếu để làm rau ăn hàng ngày. Tuy vậy, nếu biết cách kết hợp sâm đất cùng với các vị thuốc khác sẽ tạo nên những bài thuốc hay, có tác dụng trị bệnh cũng như bồi bổ cơ thể rất tốt. Trong Đông y, sâm đất có vị ngọt và tính bình, mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
Công dụng hỗ trợ giảm cân
Tác dụng của cây sâm đất là gì? Khi ăn củ sâm đất bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn bởi trong củ sâm đất có chứa nhiều chất fructooligosaccharide thường được gọi tắt là FOS, giúp cho cơ thể ít tiêu thụ các thức ăn khác, đẩy nhanh quá trình bài tiết chất thải khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà bạn có thể đưa sâm đất vào chế độ ăn giảm cân. Bạn có thể nấu canh với thịt hoặc luộc chín.
Tăng cường khí huyết, tốt cho não bộ
Các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều dược chất và vitamin có lợi cho não bộ có trong sâm đất. Hơn nữa, hàm lượng chất sắt cao có trong Sâm Đất cũng giúp não bộ có đủ chất dinh dưỡng để hoạt động đồng thời giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
Nhuận trường và ngăn ngừa tình trạng táo bón
Rễ cây sâm đất có chứa một hàm lượng lớn chất xơ, từ đó giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, các hoạt chất chống oxy hóa có trong sâm đất giúp bảo vệ thành đại tràng, dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Tốt cho người bệnh tiểu đường
Cây sâm đất trị bệnh gì? Củ sâm đất có thành phần fructooligosaccharides giúp hỗ trợ cơ thể không hấp thu đường đơn, và giúp giảm glucose trong gan, tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường có thể thường xuyên tiêu thụ củ sâm đất.
Bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị suy nhược
Sâm đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng, từ đó giúp cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị suy nhược vô cùng hiệu quả.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Công dụng của cây sâm đất là gì? Fructooligosaccharides có trong củ sâm đất có thể chuyển hóa thành carbohydrate, polyphenol giúp giảm lượng natri trong máu, giúp cải thiện tình trạng hạ đường huyết, củng cố sức khỏe tim mạch.
Sâm đất giúp chữa một số bệnh về da
Đối với một số bệnh về da như ghẻ lở, hắc lào,… đun nước lá và rễ của cây sâm đất uống, sau đó dùng bã đắp vào phần da bị tổn thương.
Để có thể trị mụn nhọt và các vết đứt: Hạt quả sâm đất sẽ khi ngâm nước sẽ tạo keo như thạch có thể dùng để đắp với liều dùng 10 – 25gr khô/ngày, dạng thuốc sắc.
Bên cạnh đó, sâm đất còn có những công dụng tuyệt vời khác như:
- Thanh nhiệt, giải độc, mát gan.
- Giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
- Tăng cường chức năng sinh lý và giúp cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, thận yếu, liệt dương.
- Giúp nhanh làm lành vết thương.
- Giúp lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh,…
- Ổn định huyết áp và giúp ngăn ngừa đột quỵ, tai biến có thể xảy ra.
- Tốt cho hệ hô hấp, hen suyễn, hỗ trợ điều trị ho,..
- Mạnh gân xương, giúp điều trị bệnh về xương khớp
Cách dùng – liều lượng
- Dùng làm thuốc để bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi: 200g củ sâm tươi (Hoặc 60g sâm khô) hầm cùng với sườn heo dùng trong ngày. Nếu có điều kiện các bạn có thể dùng liên tục 1 tuần, sức khỏe sẽ được cải thiện rõ rệt.
- Điều trị ho, táo bón, trĩ, lòi dom, huyết áp cao: Bạn có thể dùng 20g lá khô (Hoặc 100g lá tươi) nấu canh ăn hàng ngày.
- Bệnh tiểu đường: Dùng lá, rễ sâm đất tươi 80g (Hoặc khô 30g) đun với 1 lít nước, đun cạn còn khoảng 400ml, chia 2 lần uống sau bữa ăn 15 phút. Uống liên tục 1 tháng lượng đường huyết sẽ cải thiện.
- Bổ gan, thận, cải thiện huyết áp tim mạch: Lá, củ sâm đất khô 50g (Hoặc tươi 200g) nấu canh với hến dùng trong ngày. Mỗi tuần bạn dùng cách trên khoảng 2 lần sẽ giúp giảm huyết áp, điều hòa tim mạch và giúp bồi bổ can thận rất hay.
- Điều trị các bệnh về xương khớp: Củ sâm đất khô 1kg ngâm cùng với 4 lít rượu. Ngâm trong thời gian 1 tháng, mỗi ngày dùng 2 – 3 ly rượu nhỏ trong mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn giảm đau nhức xương và củng cố hệ xương khớp. Nhất là ở người cao tuổi.
Một số lưu ý khi sử dụng sâm đất để chữa bệnh
Không nên dùng quá nhiều sâm đất bởi có thể gây độc, nếu như xuất hiện các triệu chứng như nôn ói hay ra nhiều mồ hôi nên ngưng dùng ngay. Ngoài ra, đối tượng trẻ em và phụ nữ mang thai cũng cần tránh dùng dược liệu này để chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe.
Mặc dù sâm đất được đánh giá là có giá trị dược lý cao, tuy nhiên bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến những người có chuyên môn trước khi áp dụng những bài thuốc có chứa dược liệu này.
Kết luận: Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như những lợi ích sức khỏe từ cây sâm đất, đồng thời là một số lưu ý để giúp bạn sử dụng đúng cách cũng như phòng tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.