Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Vỡ túi ngực là gì? Những điều cần biết về vỡ túi ngực
Túi ngực là giải pháp phổ biến trong phẫu thuật nâng ngực. Tuy nhiên, giải pháp này có nguy cơ vỡ túi ngực, gây ra các triệu chứng như sưng đau và thay đổi hình dáng. Vậy chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Túi ngực (breast implant) là một vật liệu tổng hợp được sử dụng để thay đổi kích thước, hình dạng, đường bờ của vú. Túi ngực có cấu tạo gồm một lớp vỏ silicone đàn hồi, bên trong có chứa dung dịch nước muối hoặc gel silicone. Sau khi đặt túi ngực phản ứng của cơ thể sẽ hình thành một bao xơ mỏng bao quanh túi ngực bao bọc hoàn toàn lớp vỏ đàn hồi của túi ngực. Lớp vỏ silicone đàn hồi tạo nên bao trong của túi ngực (internal capsule) và bao xơ bao bọc bên ngoài hình thành bao ngoài của túi ngực (external capsule).
Vỡ túi ngực trong bao chưa làm thay đổi đường bờ của túi ngực nên khó khăn khi thăm khám lâm sàng hoặc chụp nhũ ảnh và được thấy rõ nhất trên hình ảnh cộng hưởng từ vú. Vỡ ngoài bao có thể dẫn đến thay đổi đường viền của túi ngực và có thể được phát hiện khi khám lâm sàng hoặc chụp nhũ ảnh.
Vỡ túi ngực trong bao thường gặp hơn chiếm khoảng 85% các trường hợp, vỡ ngoài bao chiếm khoảng 15%.
Triệu chứng
Với túi ngực là nước muối khi bị vỡ hoặc van túi bị hở là cho nước muối rò rỉ ra ngoài khá là nhanh. Lượng muối này sẽ được cơ thế hấp thụ nên bạn có thể thấy vú của mình hơi xẹp xuống. Ngoài ra không có triệu chứng thêm gì khác.
Với túi ngực silicon, khi túi ngực bị vỡ, lượng silicon rò rỉ ra sẽ chậm hơn nhiều so với túi ngực có thành phần là nước muối nên việc phát hiện ra vỡ túi ngực silicon sẽ lâu hơn và khó phát hiện bằng quan sát so với túi ngực làm bằng nước muối.
Các dấu hiệu cho thấy túi ngực silicon của bạn có thể đã vỡ:
- Thay đổi hình dáng và kích thước tuyến vú
- Sưng đau tức ngực tăng dần 1 hoặc cả hai bên ngực trong vài tuần
- Sờ thấy các khối cục u bên trong tuyến vú
Trong trường hợp vỡ túi ngực không phát hiện ra và xử lý kịp thời gel silicon sẽ có thể lan ra xung quanh đến các bộ phận lân cận như hạch bạch huyết hoặc phổi hình thành các mô xơ sẹo hoặc có thể gây viêm nhiễm áp xe tại vị trí đó của cơ thể.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của vỡ túi ngực có thể do quá trình lão hóa bình thường của túi ngực, chấn thương, đâm kim trong khi sinh thiết hoặc các yếu tố khác.
Đối tượng nguy cơ
Những đối tượng đã từng đặt túi ngực thời gian dài và không đi kiểm tra thường xuyên có nguy cơ bị vỡ túi ngực cao.
Chẩn đoán
Một số biện pháp chẩn đoán vỡ túi ngực là:
Chụp nhũ ảnh: Phát hiện vỡ túi độn (đặc biệt là vỡ túi độn silicon) rất khó trên chụp nhũ ảnh và phát hiện vỡ túi độn silicon trong bao gần như không thể trên chụp nhũ ảnh.
Siêu âm: Siêu âm có thể cho thấy “hình dạng bão tuyết” của vỡ ngoài bao hoặc “dấu hiệu bậc thang” của vỡ trong bao (một túi độn bình thường thường không có tiếng vang). Nhìn chung, siêu âm hoạt động kém, với tỷ lệ độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt nằm trong khoảng 59-85% và 55-79%.
MRI vú:
- MRI được coi là nhạy nhất để phát hiện vỡ túi độn. Thường không cần dùng thuốc cản quang nếu chỉ định chỉ nhằm mục đích này.
- Trong trường hợp vỡ trong bao, phần bên trong túi độn được bao bọc bởi sẹo xơ, trong khi vỏ túi có vẻ bị xẹp. Khi bị xẹp tối thiểu, nó xuất hiện dưới dạng một đường song song với bao, được gọi là “dấu hiệu đường dưới bao”. Khi bị sụp đổ đáng kể, nó xuất hiện dưới dạng một nhóm các đường gợn sóng, được gọi là “dấu hiệu linguine” 1. “Dấu hiệu lỗ khóa”, “dấu hiệu thòng lọng” hoặc “dấu hiệu giọt nước mắt” là sự xuất hiện của silicon ở cả hai bên nếp gấp xuyên tâm và cũng gợi ý về vỡ túi độn 2.
- Với việc sử dụng hình ảnh đa mặt phẳng, MRI cũng có thể phân biệt được giữa nếp gấp xuyên tâm hoặc vỡ thực tế.
- Vỡ ngoài bao rõ ràng là silicon tự do, tách biệt với túi độn, đã lan ra ngoài bao độn vào vú hoặc nách. Silicone tự do có tín hiệu tăng trong chuỗi STIR mà không có bất kỳ sự tăng cường nào trong chuỗi ức chế mỡ có trọng số T1.
- MRI không cản quang cũng có thể phân biệt được giữa túi độn silicon và túi độn nước muối bằng cách sử dụng chuỗi silicon hoặc chuỗi chỉ có nước. “Dấu hiệu dầu salad” cũng đã được mô tả trong trường hợp vỡ túi độn hai khoang, trong đó có sự pha trộn giữa nước muối và silicon, mặc dù bản thân điều này không đặc hiệu.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng vỡ túi ngực thì đối với những người đặt túi ngực bằng silicon nên được sàng lọc bằng MRI vú để phát hiện tình trạng vỡ thầm lặng ba năm sau khi phẫu thuật đặt túi độn ngực lần đầu và hai năm một lần sau đó.
Điều trị như thế nào?
- Cần loại bỏ túi ngực ra khỏi cơ thể để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
- Với túi ngực nước muối việc cần làm chỉ là loại bỏ vỏ rỗng.
- Với túi ngực silicon các bệnh nhân có không có triệu chứng khi vỡ bao trong túi ngực có thể tư vấn bệnh nhân cân nhắc việc loại bỏ túi ngực hay không và nguy cơ về các biến chứng.
- Với túi ngực silicon bị rách ngoài bao có sự tràn ra của silicon ra các mô vú thì phải tiến hành phẫu thuật cắt túi ngực và loại bỏ hoàn toàn silicon ra khỏi cơ thể để tránh các biến chứng viêm nhiễm hay áp xe.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về vỡ túi ngực.