Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Sa sút trí tuệ do mạch máu não là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp phòng ngừa
Có nhiều nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ, trong đó mạch máu não cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng này. Do các triệu chứng của bệnh đa dạng nên thường dễ bị nhầm với các loại chứng mất trí khác. Vậy sa sút trí tuệ do mạch máu não là gì? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Sa sút trí tuệ do mạch máu não (tên tiếng Anh là Vascular Dementia) là một thuật ngữ chung dùng để diễn tả những vấn đề trong lý luận, lên kế hoạch, đánh giá, ghi nhớ và các quá trình suy nghĩ khác gây ra bởi các tổn thương não do giảm tưới máu lên não.
Bạn có thể bị sa sút trí tuệ do mạch máu não sau khi đột quỵ gây tắc mạch máu não, nhưng đột quỵ không phải lúc nào cũng gây ra sa sút trí tuệ do mạch máu não. Đột quỵ có ảnh hưởng đến suy nghĩ và lý luận của bạn hay không còn phụ thuộc vào độ nặng và vị trí của đột quỵ. Sa sút trí tuệ do mạch máu não cũng có thể là hậu quả của các tình trạng tổn thương mạch máu và giảm tuần hoàn máu, giảm nồng độ oxy trong máu và dinh dưỡng cho não.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ – bao gồm cao huyết áp, cholesterol cao và hút thuốc lá – cũng làm tăng nguy cơ chứng mất trí mạch máu. Theo dõi các yếu tố này có thể làm giảm nguy cơ mắc phải sa sút trí tuệ do mạch máu não. Sa sút trí tuệ do mạch máu là một dạng của sa sút trí tuệ.
Triệu chứng
Các triệu chứng của sa sút trí tuệ do mạch máu não có thể khác nhau tùy theo vùng não bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể biểu hiện:
- Lú lẫn và lúng túng.
- Những vấn đề về ngôn ngữ và trí nhớ.
- Đi đứng không vững, dễ ngã.
- Tiểu rắt, tiểu gấp hoặc tiểu không tự chủ.
- Thay đổi tính cách và tâm trạng.
Một trong những triệu chứng sớm nhất của sa sút trí tuệ do mạch máu là giảm sút khả năng tổ chức tư duy hoặc hành động, khiến người bệnh khó theo dõi nhiều việc cùng một lúc hoặc khó truyền đạt các chi tiết theo thứ tự. Một số dạng sa sút trí tuệ do mạch máu diễn ra dần dần và dễ bị nhầm với bệnh Alzheimer. Một điểm khác biệt là giảm trí nhớ là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh Alzheimer, trong khi các vấn đề về về trí nhớ thường xảy ra muộn hơn trong tiến triển của sa sút trí tuệ do mạch máu.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây sa sút trí tuệ do mạch máu não là:
Sa sút trí tuệ do đột quỵ
- Sa sút trí tuệ do mạch máu có thể diễn ra sau một cơn đột quỵ. Sự tắc hẹp hoặc nứt vỡ của các mạch máu não khiến não bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy của người bệnh.
- Cục máu đông gây tắc mạch có thể được hình thành tại chỗ ngay trong mạch máu não hoặc di chuyển từ tim hoặc các mạch máu khác đến não.
- Đột quỵ có thể có nhiều mức độ khác nhau, phụ thuộc mạch máu vùng nào bị tắc nghẽn và sự cung cấp máu trở lại nhanh hay chậm.
- Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 20% bệnh nhân bị đột quỵ sẽ tiến triển sa sút trí tuệ trong 6 tháng sau đó. Đột quỵ dễ tái phát và làm tăng nguy cơ phát triển sa sút trí tuệ.
Sa sút trí tuệ do sự bất thường của mạch máu dưới vỏ não
- Tình trạng bất thường của các mạch máu nhỏ ẩn sâu trong não có thể gây tổn thương cho những vùng dưới vỏ não và gây sa sút trí tuệ. Các bất thường này có thể là hậu quả từ việc không điều trị hiệu quả bệnh cao huyết áp, tiểu đường hay tim mạch.
Đối tượng nguy cơ
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương các mạch máu, dẫn đến sa sút trí tuệ, bao gồm:
- Tuổi tác: Sa sút trí tuệ rất hiếm xảy ra trước tuổi 65. Tình trạng này gia tăng theo tuổi tác, Cụ thể, những người ở tuổi 80 và 90 dễ bị mất trí nhớ do nguyên nhân mạch máu hơn những người 60 – 70 tuổi.
- Tiền sử đột quỵ: Những người từng bị đột quỵ sẽ rất dễ tái phát và làm gia tăng nguy cơ phát triển chứng mất trí.
- Xơ vữa động mạch: Tình trạng này khiến các mạch máu bị thu hẹp và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Các vấn đề mạch máu này có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
- Tăng huyết áp: Áp lực mạch máu thường xuyên tăng cao làm tăng nguy cơ các vấn đề mạch máu trong não.
- Bệnh tiểu đường: Nồng độ glucose thường ở mức cao khiến thành mạch tổn thương, làm tăng nguy cơ đột quỵ cũng như các vấn đề mạch máu trong não.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng tăng huyết áp, tổn thương thành mạch, từ đó tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và gây ra các bệnh mạch máu.
- LDL Cholesterol cao: Cholesterol xấu (LDL) thường liên quan đến sự tích tụ chất béo, tăng hình thành các mảng xơ vữa. Từ đó làm tăng nguy cơ mất trí nhớ mạch máu.
Chẩn đoán
Nếu nghi ngờ sa sút trí tuệ mạch máu não, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc một số các xét nghiệm sau đây:
- Cắt lớp vi tính (CT): CT scan đặc biệt, sử dụng thiết bị X quang để tạo ra một mặt cắt hình ảnh hiển thị ngang các cơ quan các mô của cơ thể. Vật liệu tương phản có thể được tiêm để giúp làm nổi bật bất kỳ bất thường trong máu của các mạch não.
- Cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ quan nội tạng và các mô. Trong một số trường hợp, vật liệu tương phản có thể được đưa vào để tạo chi tiết hình ảnh.
- Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET): PET scan, sẽ được tiêm một chất phóng xạ mức độ thấp, liên kết với các hóa chất đi đến não. Điều này giúp hiển thị những phần của não không hoạt động tốt. Kiểm tra không đau và có thể đặc biệt hữu ích trong việc phân biệt giữa các loại chứng mất trí.
- Siêu âm: Siêu âm Doppler sử dụng sóng âm thanh tần số cao để đo hướng và tốc độ của các tế bào máu khi đi qua các mạch máu – như động mạch cảnh, đi qua hai bên cổ kết nối trái tim và não. Siêu âm Doppler động mạch cảnh có thể giúp bác sĩ xác định xem có bị tắc hoặc những nơi thu hẹp cản trở dòng máu lên não.
- Thử nghiệm tâm lý học thần kinh: Thử nghiệm đánh giá định hướng, học tập, nhớ lại, sự chú ý, tính toán và ngôn ngữ. Kết quả cho những người bị sa sút trí tuệ mạch máu thường hiển thị cùng loại của các thiếu hụt về nhận thức như là kết quả thi của những người có của bệnh Alzheimer. Một trong những sự khác biệt, tuy nhiên, chức năng bộ nhớ. Hầu hết những người bị sa sút trí tuệ mạch máu không gặp vấn đề bộ nhớ cho đến khi sau này trong quá trình bệnh, trừ khi có một cơn đột quỵ trong khu vực chính xác của não bộ điều khiển bộ nhớ.
Phòng ngừa bệnh
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu não là:
- Giữ huyết áp trong giới hạn bình thường.
- Giảm lượng cholesterol trong máu bằng chế độ ăn và thuốc.
- Phòng ngừa bệnh tiểu đường với chế độ ăn hợp lý và tập thể dục đều đặn.
Điều trị như thế nào?
Hiện chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm, tuy nhiên bệnh nhân có thể được điều trị giảm bớt các triệu chứng. Có thể kể đến như các thuốc điều trị bệnh Alzheimer như chất ức chế cholinesterase (Donepezil, Galantamine, Rivastigmine), memantine (Namenda)… cũng rất có ích cho người bị tình trạng này.
Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu não.
Chế độ sinh hoạt:
- Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
- Sự động viên của người thân có thể giúp bệnh nhân có lối sống lạc quan, tích cực hơn.
- Tạo môi trường sống trong sạch, yên tĩnh, an toàn để giúp bệnh nhân hạn chế sự lo lắng và kích động.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Chế độ dinh dưỡng:
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh và đủ chất. Ăn trái cây tươi, rau và cung cấp axit béo omega-3 (thường có trong cá vùng nước lạnh như cá hồi, các trích, cá mòi,… và các loại hạt).
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về sa sút trí tuệ do mạch máu não.