Ăn chân gà có béo không? những lợi ích và lưu ý khi ăn chân gà
Chân gà là món ăn vặt được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không dám ăn chân gà bởi họ còn băn khoăn rằng liệu ăn chân gà có béo không? Ăn chân gà có tốt cho sức khỏe hay không? Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng của chân gà
Chân gà tuy không phải bộ phận chứa nhiều thịt như vùng ức, đùi, cánh… nhưng vẫn có nhiều tác động tốt đối với sức khỏe của con người. Theo phân tích của các chuyên gia, trong 100g chân gà có chứa các dưỡng chất sau:
- 215 calo
- 20g protein
- 14,3g lipid
- 0,2g carbohydrate
- 7% canxi cần thiết mỗi ngày
- 7% photpho cần thiết mỗi ngày
- 3% vitamin A cần thiết mỗi ngày
- 21% vitamin B9 cần thiết mỗi ngày
Nhiều người nhìn qua thấy chân gà không hề có chất dinh dưỡng gì đối với sức khỏe của con người, tuy nhiên thành phần các chất dinh dưỡng có trong chân gà lại hết sức phong phú, đặc biệt là hàm lượng collagen rất cao so với nhiều loại thực phẩm khác. Trong chân gà, hàm lượng collagen chiếm tới 80%, giúp làm đẹp da, cải thiện chức năng của hệ thống xương, dây chằng, ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm.
Thành phần chondroitin sulfate và acid hyaluronic có trong chân gà đều có vai trò nhất định đối với sự phát triển của con người. Một số nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng trong chân gà có chứa nhiều chất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp làm lành tổn thương nhanh chóng.
Những lợi ích khi ăn chân gà
Chân gà chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích và cần thiết đối với sức khỏe của con người, cụ thể như sau:
- Bổ sung collagen: Protein trong chân gà có tới 70 – 80% là collagen, một tỷ lệ rất cao. Collagen có tác dụng cải thiện sự đàn hồi, săn chắc của làn da, giúp da trở nên hồng hào, tươi sáng hơn. Ngoài ra, hàm lượng collagen cao còn giúp cải thiện sự dẻo dai của hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng.
- Ngăn ngừa loãng xương: Hàm lượng canxi, protein cao chứa trong chân gà giúp xương chắc khỏe hơn, đồng thời giúp tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
- Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa: Khi ăn chân gà, đặc biệt khi bạn hầm chân gà, các dưỡng chất có trong nước hầm giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch, ổn định đường huyết: Hàm lượng elastin có trong chân gà giúp kích thích các hormone peptide, kích thích các tế bào tuyến tụy bài tiết insulin giúp ổn định lượng đường huyết trong máu, đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Giúp tóc móng chắc khỏe: Hàm lượng canxi, axit amin, collagen có trong chân gà giúp cho tóc, móng của bạn trở nên mềm mượt và chắc khỏe hơn.
- Duy trì sức khỏe răng miệng: Các bệnh lý nha chu có thể nguyên nhân do cơ thể bị thiếu vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết. Chân gà chứa các mô liên kết chứa nhiều collagen, axit amin, một số chất tạo gelatin và các chất giúp cải thiện sức khỏe răng miệng rất tốt.
- Tăng cường miễn dịch: Trong chân gà có chứa một số khoáng chất như canxi, photpho, kẽm, đồng giúp cơ thể tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, sẵn sàng đối phó với các loại vi khuẩn gây bệnh.
Ăn chân gà có béo không?
Chân gà là nguyên liệu thường được sử dụng để tạo nên nhiều món ăn ngon miệng, hấp dẫn như: Chân gà nướng, chân gà rút xương, chân gà chiên mắm, chân gà ngâm sả tắc, chân gà hầm, cháo gà… Những món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Vậy ăn chân gà có béo không? Trong chân gà có chứa tới 80% collagen. Tuy nhiên, hàm lượng calo có trong chân gà cũng tương đối cao, lên tới 215 calo trong 100g chân gà để da. Ngoài ra, bản thân chân gà cũng chứa một lượng chất béo tương đối lớn. Chính vì vậy, khi chế biến chân gà kết hợp với những gia vị nhiều dầu mỡ sẽ khiến lượng calo tăng lên, từ đó khiến cân nặng của bạn tăng lên đáng kể.
Vì vậy, nếu muốn ăn chân gà mà không lo bị mập, bạn nên ưu tiên các món ăn chế biến từ chân gà có ít dầu mỡ như chân gà ngâm sả tắc, chân gà ngâm ớt, chân gà hầm, chân gà luộc… sẽ ít gây dư thừa calo, ngoài ra còn tốt cho sức khỏe hơn so với chân gà chiên hay chân gà nướng.
Lưu ý khi ăn chân gà để đảm bảo tốt cho sức khỏe
Để thỏa mãn sở thích ăn chân gà mà không lo béo cũng như vẫn tốt cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Bạn không nên ăn vượt quá 900g chân gà mỗi ngày bởi trong 900g chân gà có chứa khoảng 1935 calo, gần tương đương với lượng calo bạn cần nạp mỗi ngày. Và nếu như bạn đang trong quá trình giảm cân thì tốt nhất nên ăn ít hơn số lượng cho phép này.
- Hạn chế việc ăn các món chân gà được chế biến bằng nhiều loại chất béo như rang, chiên, nướng…
- Không chỉ ăn mỗi chân gà mà bạn nên bổ sung thêm tinh bột cũng như các loại rau xanh, hoa củ quả khác.
- Bạn chỉ nên ăn số lượng và tần suất vừa phải, không ăn quá 2 lần mỗi tuần.
Lời khuyên từ Pharmacity
Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hãy luôn lưu ý giữ gìn sức khỏe của mình và gia đình bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, và tuân thủ các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
5 Câu hỏi thường gặp về ăn chân gà
1. Ăn chân gà có béo không?
Trong chân gà có chứa một lượng chất béo tương đối lớn. Chính vì vậy, khi chế biến chân gà kết hợp với những gia vị nhiều dầu mỡ sẽ khiến lượng calo tăng lên, từ đó khiến cân nặng của bạn tăng lên đáng kể.
2. Chân gà có lợi cho sức khỏe không?
Chân gà chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích và cần thiết đối với sức khỏe của con người, bao gồm collagen, protein, canxi, photpho, vitamin A, vitamin B9. Tuy nhiên, lượng calo và chất béo trong chân gà cũng khá cao, vì vậy cần ăn một cách hợp lý để tránh tăng cân.
3. Ưu điểm của collagen trong chân gà là gì?
Collagen có tác dụng cải thiện sự đàn hồi, săn chắc của làn da, giúp da trở nên hồng hào, tươi sáng hơn. Ngoài ra, hàm lượng collagen cao còn giúp cải thiện sự dẻo dai của hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng.
4. Chân gà có giúp làm đẹp da không?
Vì chứa nhiều collagen, chân gà có tác dụng cải thiện sự đàn hồi, săn chắc của làn da, giúp da trở nên hồng hào, tươi sáng hơn.
5. Chế biến chân gà như thế nào để có lợi cho sức khỏe?
Để có lợi cho sức khỏe, bạn nên ưu tiên các món ăn chế biến từ chân gà có ít dầu mỡ như chân gà ngâm sả tắc, chân gà ngâm ớt, chân gà hầm, chân gà luộc. Hạn chế việc ăn các món chân gà được chế biến bằng nhiều loại chất béo như rang, chiên, nướng.
Nguồn: Tổng hợp
