Bệnh mãn tính

Ý nghĩa của các chỉ số huyết áp

Bệnh mãn tính07:00 22/09/2018

Tại sao bạn cần phải biết ý nghĩa của những chỉ số huyết áp?

Việc hiểu được những con số này thì thật ra không dễ chút nào vì chúng chứa những từ ngữ chuyên môn như “tâm thu”, “tâm trương”, “mi-li-mét thủy ngân” (mmHg). Tuy phức tạp, nhưng bạn vẫn phải hiểu chúng để có thể kiểm soát được huyết áp của mình, điều quan trọng là bạn phải biết ở mức nào được xem là bình thường, cũng như khi nào thì huyết áp bạn được xem là quá cao.
Nếu bạn hiểu được những khái niệm sau đây thì bạn sẽ có thể tự đọc được kết quả xét nghiệm huyết áp của mình.

Những con số huyết áp này là gì?

Mọi người đều muốn có một cơ thể khỏe mạnh và có một mức huyết áp bình thường. Khi bác sĩ tiến hành đo huyết áp cho bạn, kết quả sẽ được hiển thị bởi hai con số, một con số nằm phía trên và một con số nằm phía dưới giống như là một phân số. Ví dụ như: 120/80 mmHg
Con số ở trên chỉ áp lực trong động mạch của bạn trong lúc cơ tim co lại; đây gọi là huyết áp “tâm thu”. Số dưới chỉ huyết áp khi cơ tim của bạn đang giãn ra, đây gọi là huyết áp “tâm trương”.

Thế nào là huyết áp bình thường?

Kết quả bình thường là khi chỉ số trên dưới 120 và chỉ số ở dưới nhỏ hơn 80.
Khi cả huyết áp tâm thu và tâm trương ở trong khoảng này, bạn được xem là có huyết áp ở mức bình thường.
Chú ý là những chỉ số huyết áp được đo bằng “mi-li-mét thủy ngân”, viết tắt là “mmHg”. Nói tóm lại, kết quả huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 120/80 mmHg.

Giai đoạn tiền tăng huyết áp, dấu hiệu cảnh báo sắp bị bệnh?

Kết quả huyết áp lớn hơn 120/80 mmHg là một dấu hiệu báo động bạn cần phải thay đổi lối sống lành mạnh cho tim mạch.
Khi huyết áp tâm thu của bạn (số phía trên) trong khoảng 120 và 139 mmHg hay tâm trương của bạn (số ở dưới) trong khoảng 80 và 89 thì bạn đang bị “tiền tăng huyết áp”.
Mặc dù chỉ số này không được coi là “cao huyết áp”, nhưng nên nhớ là bạn đã ra khỏi khoảng bình thường. Chỉ số trong khoảng này làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp thật sự, tăng rủi ro mắc bệnh tim và đột quỵ.

Các phân độ của cao huyết áp gồm những gì?

Độ 1

Thông thường, bạn sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh cao huyết áp khi huyết áp tâm thu ở mức 140 và 159 mmHg, hoặc khi huyết áp tâm trương ở khoảng 90 đến 99 mmHg. Đây được xem là cao huyết áp độ 1.
Tuy nhiên, nếu bạn mới đo một lần duy nhất ra kết quả này thì bạn vẫn chưa được chẩn đoán là thực sự bị cao huyết áp. Bạn chỉ được chẩn đoán là bị cao huyết áp nếu những con số huyết áp vẫn cao trong một thời gian dài.
Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn đo và theo dõi huyết áp của bạn để xác định xem nó có quá cao hay không.

Độ 2

Nếu giai đoạn 1 huyết áp cao là một mối lo, giai đoạn 2 huyết áp cao lại càng cho thấy tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu huyết áp của bạn có số phía trên lớn hơn 160, hay số phía dưới lớn hơn 100, bạn đang mắc phải cao huyết áp độ 2.
Ở giai đoạn này, ngoài việc thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân, ăn uống kiêng cữ hơn, và tập thể dục nhiều hơn – bác sĩ có thể kê cho bạn một hoặc nhiều loại thuốc để giữ cho huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát.

Vùng nguy hiểm

Khi chỉ số huyết áp trên 180/110 mmHg – hoặc có một trong hai tâm thu hoặc tâm trương cao hơn chỉ số này, điều này cho thấy bạn đang mắc một bệnh nghiêm trọng.
Chỉ số huyết áp cao như vậy cho thấy bạn đang có “cơn tăng huyết áp” và đòi hỏi phải được điều trị ngay lập tức.
Tuy nhiên, đôi khi giá trị huyết áp lúc đầu rất cao nhưng sau đó lại trở về bình thường. Nên thông thường bác sĩ có thể đo lại lần nữa sau ít phút. Kết quả lần hai nếu vẫn cao như vậy thì nghĩa là bạn cần phải được điều trị khẩn cấp.

Biện pháp phòng ngừa

Ngay cả khi chỉ số huyết áp của bạn trong mức bình thường, bạn cũng không được lơ là với sức khỏe của mình. Bác sĩ đã khuyến cáo rằng ngay cả những người có những có chỉ số bình thường cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giúp họ tiếp tục giữ huyết áp ở mức bình thường, và hạn chế khả năng phát triển bệnh cao huyết áp hay tim mạch.
Khi bạn lớn tuổi hơn, việc phòng ngừa lại càng trở nên quan trọng. Huyết áp tâm thu có xu hướng tăng một khi bạn đã trên 50 tuổi. Để duy trì cân nặng hợp lý và khỏe mạnh, bạn có thể tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống hợp lý. Cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Các bài viết liên quan

blog image
Hướng dẫn điều trị tiểu đường tuýp 2: Từ dấu hiệu đến các phương pháp quản lý bệnh hiệu quả
Người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên nhiều người còn được gọi đây là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn hay bệnh tiểu đường của người lớn tuổi. Bệnh ngày càng trẻ hóa, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh, chủ yếu do thừa cân
blog image
Các Bài Tập Thể Dục Phù Hợp Cho Trẻ Bị Tiểu Đường
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường không còn là căn bệnh của riêng người lớn; nó đang dần "trẻ hóa", ảnh hưởng đến cả trẻ em. Trong bối cảnh này, việc trang bị kiến thức và chuẩn bị tốt cho trẻ là vô cùng quan trọng, nhất là trong lĩnh vực vận động và tập thể dục.
blog image
Cách chăm Sóc Sức Khỏe cho người bị rối loạn nhịp Tim Tại Nhà
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim. Tình trạng này có thể gây ra nhiều lo ngại cho người bệnh và gia đình. Tuy nhiên, với sự chăm sóc đúng cách tại nhà, người bệnh có thể giảm thiểu rủi ro và sống một cuộc sống chất lượng.
blog image
Cần làm gì để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường là một trong những bệnh lý được xem là kẻ giết người thầm lặng và phát triển khá âm thầm. Đây cũng là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. 
blog image
Chế độ dinh dưỡng và vận động của bệnh viêm ruột thừa
Dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý, đặc biệt là trong trường hợp của bệnh viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa không chỉ là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách.
blog image
Phân biệt bệnh lao phổi và viêm phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh lao phổi và Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính là hai trong số các bệnh lý hô hấp phổ biến, thường gây ra sự nhầm lẫn do sự giống nhau về một số triệu chứng. Tuy nhiên, sự hiểu biết sâu sắc và phân biệt chính xác giữa hai bệnh này sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc chẩn đoán và điều trị, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.