Bệnh mãn tính

Vì sao bị bệnh huyết áp thấp?

Bệnh mãn tính07:00 06/09/2018
Ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ số huyết áp trung bình là 120/80mmHg. Gọi là bệnh huyết áp thấp khi số đo huyết áp tối đa thấp hơn 100mmHg, thường gặp là 90/60mmHg. Huyết áp thấp hay gặp ở người gầy yếu. Tuy nhiên, mọi người đều có thể bị chứng bệnh huyết áp thấp. Theo thói quen, hầu như chúng ta chỉ để ý đến bệnh tăng huyết áp mà không quan tâm đến bệnh huyết áp thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp thấp, đó là: bệnh suy tuyến yên, bệnh tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận, do dùng thuốc điều trị các bệnh khác… và bệnh huyết áp thấp mạn tính không rõ nguyên nhân. Biểu hiện chủ yếu của chứng bệnh huyết áp thấp: hay bị mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế như đang nằm mà ngồi dậy hoặc đứng lên đi lại sẽ hay bị choáng. Cách phòng và chữa bệnh: Cần phải ăn đầy đủ các bữa, nhất là bữa sáng, tốt nhất là ăn 3-4 bữa/ngày. Đảm bảo ngủ đủ giấc, đối với người lớn cần ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày và nên ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng. Thường xuyên luyện tập thể dục phù hợp với sức khỏe. Không nên nhịn đói, không để quá bữa mới ăn, không nên lao động quá sức. Uống nước đầy đủ. Điều trị triệt để các bệnh là nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp kể trên. BS. Nguyễn Hiền

Các bài viết liên quan

blog image
Cách chăm Sóc Sức Khỏe cho người bị rối loạn nhịp Tim Tại Nhà
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim. Tình trạng này có thể gây ra nhiều lo ngại cho người bệnh và gia đình. Tuy nhiên, với sự chăm sóc đúng cách tại nhà, người bệnh có thể giảm thiểu rủi ro và sống một cuộc sống chất lượng.
blog image
Phân biệt bệnh lao phổi và viêm phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh lao phổi và Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính là hai trong số các bệnh lý hô hấp phổ biến, thường gây ra sự nhầm lẫn do sự giống nhau về một số triệu chứng. Tuy nhiên, sự hiểu biết sâu sắc và phân biệt chính xác giữa hai bệnh này sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc chẩn đoán và điều trị, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.
blog image
Cách giảm nguy cơ mắc rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Việc chữa trị rối loạn tiêu hóa tận gốc không chỉ giúp bệnh nhân dứt điểm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy… mà còn ngăn chặn nguy cơ biến chứng sang viêm ruột, viêm đại tràng, thậm chí là ung thư trực tràng.
blog image
Rối loạn tiêu hóa được điều trị như thế nào?
Rối loạn tiêu hóa, một vấn đề phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, có thể gây ra nhiều bất tiện và đôi khi là sự khó chịu nghiêm trọng. Dù triệu chứng có thể nhẹ nhàng và tạm thời, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể biểu hiện của các bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng cần được xử lý cẩn thận.
blog image
Chế độ dinh dưỡng và vận động của bệnh viêm ruột thừa
Dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý, đặc biệt là trong trường hợp của bệnh viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa không chỉ là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách.
blog image
Hướng dẫn điều trị tiểu đường tuýp 2: Từ dấu hiệu đến các phương pháp quản lý bệnh hiệu quả
Người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên nhiều người còn được gọi đây là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn hay bệnh tiểu đường của người lớn tuổi. Bệnh ngày càng trẻ hóa, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh, chủ yếu do thừa cân