Phòng ngừa tiểu đường tuýp 1 thai kỳ và chăm sóc sức khỏe
Theo WHO 2019: “Bệnh đái tháo đường là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng hoóc môn – insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra”
Tiểu đường tuýp 1 là gì?
Tiểu đường tuýp 1 (trước đây còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin) là bệnh mà có sự phá hủy tế bào beta của đảo tụy (tế bào tiết insulin), gây ra sự thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.
Nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường tuýp 1 là do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy – nơi sản xuất insulin. Điều này có thể xảy ra do yếu tố di truyền, môi trường hoặc do các yếu tố tự miễn khác. Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ tuổi, nhưng cũng có thể phát hiện ở bất kỳ độ tuổi nào.
Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang bầu. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28.
Nếu bạn bị đái tháo đường trong thai kỳ, không đồng nghĩa với bạn đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ khiến bạn tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ, đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 ở phụ nữ mang thai
Rất hiếm khi đái tháo đường khi mang thai gây ra triệu chứng rõ rệt. Bệnh chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ nếu có xuất hiện triệu chứng tiểu đường, bao gồm:
- Tiểu nhiều lần trong ngày;
- Mệt mỏi;
- Mờ mắt;
- Khát nước liên tục;
- Ngủ ngáy;
- Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị.
Biện pháp phòng ngừa tiểu đường tuýp 1 ở phụ nữ mang thai
Không có biện pháp phòng ngừa tình trạng đái tháo đường khi mang thai tuyệt đối. Nhưng nếu bạn duy trì thói quen và lối sống lành mạnh trước/trong khi mang thai, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, trong trường hợp bạn từng bị bệnh từ trước, việc tuân thủ những thói quen lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trong những lần mang thai kế tiếp hoặc phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
Đây là những biện pháp giúp phòng tránh hiệu quả:
- Chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt… là lựa chọn tuyệt vời.
- Vận động thường xuyên: Hãy dành 30 phút vận động hợp lý, nhẹ nhàng mỗi ngày như tưới cây, lau dọn nhà cửa, đi bộ… cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
- Giữ cân nặng hợp lý khi có ý định mang thai: Thừa cân – béo phì tiền mang thai là căn nguyên của một loạt vấn đề sức khỏe xảy đến trong thai kỳ, chẳng hạn như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non… Do đó, nếu bạn thừa cân và đang có kế hoạch sinh em bé, hãy giảm cân để tạo nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh.
- Tránh tăng cân hơn mức khuyến nghị trong thời kỳ mang thai: Việc tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nhất là với những thai phụ thừa cân trước khi mang thai. Bác sĩ sẽ cho biết mức tăng cân hợp lý dành cho bạn, tùy thuộc vào cân nặng cũng như thể trạng của bạn và thai nhi.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở phụ nữ mang thai là một thách thức lớn, nhưng với sự chăm sóc y tế đúng đắn và quản lý thích hợp, mẹ và bé có thể trải qua thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Điều quan trọng nhất là luôn tuân thủ hướng dẫn của các chuyên gia y tế và duy trì lối sống lành mạnh. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa và theo dõi sức khỏe chặt chẽ, phụ nữ mang thai mắc tiểu đường tuýp 1 có thể giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Hãy luôn chăm sóc sức khỏe bản thân và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ khi cần thiết để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.