Tác dụng của việc bổ sung kali với sức khoẻ con người ai cũng nên biết
Kali là một loại khoáng chất đóng vai trò thiết yếu trong một số chức năng quan trọng của cơ thể. Vậy thì chất kali là gì? Vai trò chính của loại khoáng chất này với sức khỏe con người như thế nào? Trong bài viết này, Pharmacity sẽ đề cập đầy đủ và chi tiết về Kali đối với sức khỏe con người.
Kali là gì? Tầm quan trọng của kali với sức khỏe con người
Kali là một dạng nguyên tố vi lượng hết sức thiết yếu cho cơ thể con người, chúng có thể cung cấp qua các thực phẩm ăn hàng ngày. Đồng thời, đây còn là một chất điện giải có khả năng hỗ trợ một loạt chức năng quan trọng của cơ thể.
Có khoảng tới 98% kali trong cơ thể được tìm thấy tại các tế bào. Trong số đó, khoảng 80% là có trong các cơ thể bào, 20% còn lại có thể tìm thấy trong xương, gan hay những tế bào hồng cầu.
Khi được cơ thể hấp thụ, kali hoạt động tương tự như một chất điện phân – đây là các chất khi được tác động bởi môi trường nước thì sẽ được phân giải thành những ion dương hoặc âm để dẫn điện.
Những ion kali thuộc điện tích dương và cơ thể mỗi người sẽ sử dụng điện tích dương đó để quản lý một số chức năng hoạt động chủ chốt trên cơ thể, truyền phát tín hiệu thần kinh và co cơ.
Chính vì thế, nếu trường hợp lượng chất điện giải trong cơ thể tăng giảm thất thường thì sẽ ảnh hưởng tới các chức năng quan trọng đó. Cho nên chúng ta cần phải bổ sung lượng kali cần thiết vào cơ thể hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.
Xem thêm: Probiotic: Khái niệm, lợi ích và các chế phẩm chứa probiotic tốt cho sức khỏe
Kali là một chất quan trọng với sức khỏe con người
Một số ảnh hưởng nếu cơ thể thừa, thiếu kali
Thiếu hụt kali
- Triệu chứng thiếu Kali mức độ nhẹ: Đau cơ, cơ thể mệt mỏi, đau chi dưới, trầm cảm, mất ngủ, da bị dị ứng, khô da, phồng rộp, viêm đường ruột.
- Triệu chứng thiếu Kali mức độ nặng: buồn nôn, loạn nhịp tim, tiêu chảy, hay nhầm lẫn, kém tập trung, phản xạ chậm, mất phương hướng, đau khớp.
- Tình trạng thiếu kali kéo dài sẽ có nguy cơ cao bị cái rối loạn tim mạch và hệ thần kinh, nghiêm trọng nhất là sẽ gây liệt cơ hoặc tử vong.
Sẽ rất nguy hiểm nếu cơ thể thiếu hụt kali
Dư thừa kali
Đối với trường hợp bị dư thừa kali trong máu cũng sẽ dẫn đến một số biểu hiện như: đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, tê các đầu ngón tay và chân, tim đập nhanh, nặng hơn là khiến cho tim ngừng đập, gây tử vong.
Tác dụng của kali đối với sức khỏe con người
Kali là một thành phần quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là:
Đối với người lớn
- Kali có thể ổn định và điều hòa nhịp tim hiệu quả. Trong khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ kali cũng sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tránh tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Kali có thể giảm cholesterol trong máu. Trong khẩu phần ăn giàu kali cũng sẽ làm giảm cholesterol, giảm tối đa nguy cơ mắc phải các vấn đề về tim mạch.
- Kali có khả năng điều hòa huyết áp, phòng chống tình trạng đột quỵ.
- Kali còn có chức năng chuyển hóa chất đạm và đường bột. Nhờ đó giúp cho hệ tiêu hóa cải thiện chức năng hoạt động, kích thích tăng trưởng cơ bắp và hệ thần kinh.
Đối với phụ nữ mang thai
Kali giúp điều hòa lượng nước và các chất điện giải của cơ thể. Các mẹ bầu nên bổ sung khoảng 4,7g Kali/ ngày để có thể ổn định huyết áp và giảm bớt tình trạng chuột rút ở chân.
Xem thêm: Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Đối với trẻ em
Kali là chất cần thiết để hỗ trợ cho quá trình phát triển cơ bắp và não bộ của trẻ. Nhất là trẻ đang trong độ tuổi đi học thường xuyên bị thiếu hụt kali. Đồng thời, kali còn có tác phòng chống nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, sỏi thận cho các em nhỏ.
Kali mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nếu cung cấp đầy đủ
Thiếu kali ăn gì? Những nguồn thực phẩm giàu kali
Kali là một nguồn dưỡng chất rất dễ bổ sung có thể tìm thấy xung quanh chúng ta như: khoai lang, Khoai tây, cà chua, thịt lợn nạc, bắp cải, thịt bò, đỗ các loại, gạo, khoai lang, ngô, bắp cải, chanh, rau dền, cam, chuối… một số loại quả, chocolate, đặc biệt là chuối. Ngoài ra, kali còn có một lượng tương đối trong: ngũ cốc, cá, nghêu, sữa chua,…
Kali có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày
Một số lưu ý khi bổ sung kali cho cơ thể
Liều dùng khuyến nghị
Viện Hàn lâm Y học, Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ (NASEM) đưa ra hàm lượng kali kiến nghị hàng ngày như sau:
- 400 mg/ngày cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng.
- 860 mg/ngày cho trẻ từ 7 – 12 tháng.
- 2.000 mg/ngày cho trẻ từ 1 – 3 tuổi.
- 2.300 mg /ngày cho trẻ từ 4 – 8 tuổi.
- 2.500 mg/ngày cho bé trai từ 9 – 13 tuổi.
- 2.300 mg/ngày cho bé gái từ 9 – 13 tuổi:
- 3.000 mg/ngày cho nam giới từ 14 – 18 tuổi.
- 2.300 mg/ngày cho nữ giới từ 14 – 18 tuổi.
- 3.400 mg/ngày cho nam giới trên 19 tuổi.
- 2.600 mg/ngày cho nữ giới từ 19 tuổi trở lên.
- 2.900 mg/ngày cho bà mẹ mang thai, cho con bú.
Tác dụng phụ
Việc bổ sung lượng kali từ các loại thực phẩm thì mọi người cần phải lưu ý một số tình trạng gây ra do chất xơ như sau:
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn.
- Đau dạ dày.
- Nôn mửa.
Những tác dụng phụ trở nặng và hiếm gặp hơn là:
- Da lạnh, nhợt nhạt.
- Phân đen.
- Tê hoặc ngứa ngáy ở bàn tay, bàn chân và trên môi.
- Lo lắng vô cớ.
- Mệt mỏi hoặc suy nhược không rõ lý do.
- Yếu hoặc cảm thấy chân trở nên nặng nề hơn.
Phòng bệnh
- Để tránh giảm lượng kali nhanh chóng thì không nên khiến cơ thể mất quá nhiều mồ hôi. Đồng thời chúng ta nên thường xuyên uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát.
- Khi bị tiêu chảy cấp mọi người nên đi khám bệnh ngay. Đối với người cao tuổi, mắc bệnh lý tim mạch và bị tiêu chảy cấp thì hãy nhập viện ngay.
- Hạn chế tối đa sử dụng thuốc xổ hay thuốc lợi tiểu. Những ai thường xuyên sử dụng thuốc trị tăng huyết áp, thuốc chống suy tim, thuốc lợi tiểu hoặc bản thân đang bị đái tháo đường thì cần bổ sung lượng lớn kali bằng các loại thực phẩm chứa nhiều kali, nếu cần thiết thì có thể ưu tiên sử dụng thuốc.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, mọi người đã có thể hiểu rõ hơn về kali cũng như vai trò quan trọng của khoáng chất này. Từ đó, các bạn sẽ không xem nhẹ tầm quan trọng của chúng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
10 lợi ích khi ăn rau muống nếu biết bạn sẽ muốn ăn mỗi ngày
9 lợi ích của tảo xoắn đối với sức khoẻ nên bổ sung hàng ngày
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của cây sâm đất với sức khoẻ con người có thể bạn chưa biết
[GIẢI ĐÁP] Hồng sâm có tác dụng gì? những ai không nên uống hồng sâm?