Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của cây sâm đất với sức khoẻ con người có thể bạn chưa biết
Cây sâm đất là một loại thảo dược rất phổ biến hiện nay. Sâm đất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm đau, hỗ trợ điều trị sỏi thận, cải thiện tình trạng khó tiêu, tiểu đường,…Vì vậy, việc hiểu tường tận về cây sâm đất có tác dụng gì cũng như cách dùng của cây sâm đất mới có thể khai thác tối đa lợi ích sức khỏe của loại thảo dược này.
Cây sâm đất là gì? Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của cây sâm đất
Sâm đất được biết tới là một loại cây thân thảo, thân cây nhẵn, phía dưới được phân thành từng nhánh. Đặc biệt, rễ cây sẽ phát triển thành củ có màu vàng nhạt và được sử dụng chủ yếu. Loại cây này phân bổ chủ yếu tại vùng trung du miền núi ở nước ta.
Cây sâm đất thường có vị ngọt từ một loại carbohydrate – được gọi là fructooligosaccarit tiết ra. Đây là một dạng chất xơ không hòa tan khiến cho cây sâm đất biến thành một loại lợi khuẩn có lợi.
Các nhà khoa học cho biết, sâm đất sở hữu các thành phần dinh dưỡng như sắt, pectin, canxi, polysaccharide, fructooligosaccharide, protein, protein, saponin, axit béo, các vitamin (A, C) và các loại khoáng chất khác. Những dưỡng chất này đều có lợi và tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Theo chia sẻ của nhiều người, củ nhân sâm đất ăn rất giòn ngọt, vị thanh mát, dùng để ăn sống, xào, nấu canh hoặc ngâm rượu. Loại củ này để được rất lâu, có thể lên tới 6 tháng khi được bảo quản ở nhiệt độ bình thường, phơi nắng hoặc nấu canh tạo ra vị ngọt đậm đà, phần thịt thơm bùi rất ngon.
Cây sâm đất là một thảo dược quý từ thiên nhiên
Tác dụng của cây sâm đất đối với sức khỏe con người
Khi nói về công dụng của cây sâm đất thì nhờ chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, nên loại cây này cũng mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Có thể kể đến như:
Hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh tiểu đường
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong củ sâm đất chứa một hàm lượng fructooligosaccharides khá dồi dào. Chất này có tác dụng trong việc hỗ trợ cơ thể giảm hấp thu đường đơn, giảm lượng đường trong gan, chống tăng đường huyết và hỗ trợ cải thiện hoạt động của insulin. Từ đó góp phần hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả.
Xem thêm: Nhận biết những dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Cải thiện chức năng sinh lý nam, giảm nguy cơ vô sinh
Theo nhiều nghiên cứu cho biết, trong cây sâm đất còn chứa một số thành phần thúc đẩy lượng testosterone tiết ra một cách tự nhiên, giúp giảm nguy cơ chứng suy sinh dục phát triển muộn và vô sinh ở nam giới hiệu quả.
Cải thiện chức năng sinh lý từ bài thuốc với cây sâm đất
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Được biết, trong cây sâm đất có chứa một hàm lượng lớn chất fructooligosaccharides. Chất này có khả năng chuyển hóa thành carbohydrate dự trữ và polyphenol, từ đó hỗ trợ việc giảm lượng natri trong máu, phòng ngừa hạ đường huyết, chống oxy, góp phần cải thiện hệ tim mạch luôn khỏe mạnh và trong hoạt động luôn ổn định.
Kiểm soát cholesterol trong máu
Trong cây sâm đất còn có một số thành phần giúp ổn định cholesterol trong máu. Nhờ đó, nếu ăn sâm đất thường xuyên cũng có tác dụng trong việc hỗ trợ giảm tình trạng tích tụ cholesterol xấu và giảm lượng lipid để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hiệu quả.
Kiểm soát cholesterol trong máu khi ăn sâm đất
Phòng ngừa ung thư
Lượng chất chống oxy hóa pectin trong củ sâm đất là khá lớn, nên có khả năng làm ức chế sự tăng trưởng các tế bào ung thư. Đồng thời, các chất vitamin trong củ sâm còn góp phần chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm hết sức hiệu quả.
Giúp xương chắc khỏe
Theo nhiều nghiên cứu thì trong cây sâm đất còn có chứa một số thành phần có khả năng giúp tăng hiệu quả hấp thụ canxi, magie, photpho nên có tác dụng trong việc giúp xương khớp chắc khỏe, hạn chế tình trạng loãng xương nhất là ở người lớn tuổi.
Giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định
Dưỡng chất fructooligosaccharide trong cây sâm đất còn giúp thúc đẩy sinh trưởng lợi khuẩn có lợi trong cơ thể, từ đó chống lại vi khuẩn gây hại, bảo vệ hệ tiêu hóa. Hơn nữa, hoạt chất này còn giúp cơ thể hấp thu dược chất tốt hơn.
Đặc biệt là hàm lượng chất xơ còn có ngăn chặn mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: Táo bón, ung thư ruột kết, đầy bụng và viêm loét dạ dày.
Cải thiện hệ tiêu hóa khi ăn củ sâm đất
Hỗ trợ điều trị một số bệnh về da
Đối với các bệnh về da như ghẻ lở, hắc lào…nếu đun nước với lá và rễ sâm đất uống rồi dùng bã đắp nơi vùng da bị tổn thương sẽ nhanh chóng phục hồi.
Còn đối với mụn nhọt và các vết thương hở có thể dùng hạt sâm đất ngâm nước cho đến khi có dạng keo như thạch, ta có thể dùng chúng để đắp theo liều lượng là 10-25 gram khô/ngày, dạng thuốc sắc cũng cải thiện rất tốt.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Nguồn vitamin A, C cùng khoáng chất trong củ sâm đất này có khả năng giúp cho cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Đồng thời, chúng còn giúp giảm tình trạng căng thẳng, suy nhược trên cơ thể.
Ngoài ra, chất adaptogenic trong cây này còn hỗ trợ xua tan mệt mỏi, bởi vì củ sâm đất có thể cung cấp nguồn năng lượng dồi dào giúp tăng sức đề kháng và khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Cây sâm đất đã được chứng minh là có công dụng thúc đẩy giảm cân. Việc ăn củ sâm đất sẽ giúp cho bụng cảm thấy no lâu hơn, sự thèm ăn sẽ giảm xuống, tiêu thụ thức ăn ít hơn và tăng nhu động ruột, từ đó đẩy nhanh sự bài tiết ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, trong cây sâm đất không chứa tinh bột và lượng calo cực thấp, vì thế đây là loại thực phẩm lành mạnh rất phù hợp cho các chị em giảm cân.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả từ rau sâm đất
Gợi ý một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý từ cây sâm đất
- Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Với căn bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc viêm thận, dùng từ 10-25 gram khô/ngày để sắc thuốc, hoặc là tán bột uống hay dùng như trà khoảng 10 gram trong 1 lít nước sôi, còn để pha rượu thì bạn chỉ nên dùng từ 2-5 gram bột rễ mỗi ngày.
- Bài thuốc nhuận tràng, trị táo bón, trĩ: Dùng lá sâm đất, lá vông non, lá thiên lý non, rễ đinh lăng, vừng đen rang, mỗi loại 30g rồi rửa sạch sẽ để nấu canh.
- Bài thuốc trị ho, hen suyễn: 70g củ sâm đất tươi rửa sạch, đun sôi với 500ml nước. uống 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng để thấy rõ hiệu quả.
- Bài thuốc cây sâm đất giải độc gan, mát gan: 10g sâm đất khô, sắc nước uống mỗi ngày. Hoặc là nấu canh sâm đất uống mỗi ngày đều thu được hiệu quả rất nhanh.
Có nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ sâm đất
Một số lưu ý khi sử dụng cây sâm đất
Công dụng của cây sâm đất đối với sức khỏe còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người. Cho nên, mọi người có thể tùy chọn nguyên liệu khô hoặc tươi để sử dụng sao cho phù hợp. Mặc dù cây sâm đất khá lành tính, nhưng các bạn cũng cần lưu ý các khuyến cáo như sau:
- Các đối tượng có hệ tiêu hóa kém, hay đau bụng cần hạn chế ăn sâm đất.
- Các bà mẹ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng các bài thuốc có thành phần từ cây sâm đất.
- Người mắc bệnh viêm gan, viêm túi mật không nên dùng cây sâm đất vì chúng sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn.
- Người bệnh rối loạn chức năng thận hoặc bệnh gout đang dùng thuốc để điều trị không thích hợp để dùng sâm đất vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc đang dùng.
- Nếu bạn đang uống thuốc tây, hãy cân nhắc việc tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi có ý định dùng cây sâm đất nhé.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tác dụng của cây sâm đất, cũng như một số bài thuốc chữa bệnh từ loại cây này. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức trong việc sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để bảo vệ sức khoẻ một cách hiệu quả hơn nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
Ăn sầu riêng kiêng gì? Những điều cấm kị khi ăn sầu riêng tránh ngộ độc bạn nên biết
12 lợi ích bất ngờ khi ăn chuối tiêu mỗi ngày
Hải sâm: Giá trị dinh dưỡng & tác dụng của hải sâm đối với sức khoẻ con người
Ngải cứu có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời từ việc sử dụng ngải cứu có thể bạn chưa biết!