Mỗi ngày cơ thể cần bao nhiêu vitamin D?
Vitamin D có tác dụng gì?
- Hỗ trợ xương khỏe mạnh: Trong cơ thể, vitamin D3 có tác dụng hỗ trợ tăng cường sự hấp thụ canxi ở ruột non, từ đó giúp tăng cường mật độ xương và sự phát triển của cơ bắp.
Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin D sẽ làm giảm sự hấp thu canxi dẫn đến tình trạng tăng lấy canxi ra khỏi xương để cung cấp lượng canxi thiếu hụt cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến xương trở nên giòn, yếu, dễ gãy và tăng nguy cơ loãng xương. Hiệu quả làm giảm nguy cơ loãng xương và cải thiện sức khỏe cơ bắp qua chế độ bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cần thiết đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu.
- Cải thiện hệ thống miễn dịch: Vai trò điều hòa chức năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của vitamin D3 đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Vì vậy, việc bổ sung vitamin D3 có thể hỗ trợ điều hòa và tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường tuýp 1 hay viêm ruột,…).
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Kết quả thống kê từ các nghiên cứu cho thấy mức vitamin D3 thấp thường xuất hiện ở các bệnh nhân tăng huyết hay béo phì. Từ đó, một số kết luận đã cho rằng việc bổ sung thiếu vitamin D3 cho cơ thể có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Đột quỵ, suy tim,… Vì vậy, việc bổ sung vitamin D3 đầy đủ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
- Phát triển cơ bắp: Kết quả từ các nghiên cứu trước đó đã cho thấy hiệu quả của vitamin D3 trong việc góp phần xây dựng sức khỏe cơ bắp qua việc cải thiện chức năng và sức mạnh của cơ bắp.
- Kiểm soát insulin: Các nghiên cứu đã cho thấy vai trò của vitamin D3 trong việc hỗ trợ kích thích tế bào β của tuyến tụy bài tiết insulin. Vì vậy, bổ sung đầy đủ vitamin D3 cho cơ thể là một trong những biện pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
- Kiểm soát huyết áp: Tác động làm giảm renin (một loại hormone do vỏ thượng thận tiết ra) dẫn đến làm giảm huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp của vitamin D3 đã chỉ ra bởi nhiều nghiên cứu.
- Kháng viêm: Bên cạnh các tác động tích cực trên hệ miễn dịch, vitamin D3 còn có khả năng hỗ trợ kháng viêm và làm giảm triệu chứng do tình trạng viêm gây ra. Vì vậy, nên bổ sung đầy đủ vitamin D3 để tránh các tình trạng thiếu hụt có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc một số bệnh như: Hen suyễn, dị chứng, chàm,…
- Giúp làm giảm nguy cơ ung thư: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác động của vitamin D3 trong việc hỗ trợ làm chậm sự tiến triển của khối u tuyến tiền liệt và giảm tỷ lệ ung thư tiến triển (di căn hoặc tử vong).
Đối tượng sử dụng vitamin D?
Dưới đây là các đối tượng nên sử dụng vitamin D:
- Trẻ em: Trẻ em cần vitamin D để phát triển xương và răng chắc khỏe. Trẻ em dưới 2 tuổi nên được bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày. Trẻ em từ 2 đến 18 tuổi nên được bổ sung 600 IU vitamin D mỗi ngày.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai và cho con bú cần vitamin D để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên được bổ sung 600 IU vitamin D mỗi ngày.
- Người lớn tuổi: Khi già đi, da của chúng ta trở nên kém hiệu quả hơn trong việc tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Người lớn từ 65 tuổi trở lên nên được bổ sung 800 IU vitamin D mỗi ngày.
- Những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Những người làm việc ban đêm, những người sống ở vùng có khí hậu âm u hoặc những người mặc quần áo che kín cơ thể khi ra ngoài trời nên bổ sung vitamin D.
- Những người có vấn đề về sức khỏe: Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể, chẳng hạn như bệnh celiac, bệnh Crohn và xơ nang.
- Người loãng xương, hạ canxi,…
Cần nạp bao nhiêu vitamin D mỗi ngày?
Người lớn:
- Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loãng xương do thuốc chống động kinh: 2000IU vitamin D2 và dùng 390mg canxi lactate uống hàng ngày trong ba tháng.
- Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tự miễn: 0,25 – 2 mcg alfacalcidol uống 1-2 lần mỗi ngày và dùng 0,5mcg 1-alpha-OH D3 uống hàng ngày cho đến 12 tháng.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tim:
- 200 – 2000IU hoặc 10 – 25mcg vitamin D2 hoặc D3 uống hàng ngày trong 1,4 – 84 tháng, kèm hoặc không kèm với canxi.
- 100.000 IU vitamin D2 hoặc D3 uống 3 lần mỗi năm đến 3 năm.
- 300.000 IU vitamin D2 tiêm.
- Liều thuốc dạng uống tiếp theo bao gồm: 1g vitamin D2, 800 IU vitamin D3, kèm với 1g canxi hàng ngày trong 12 tháng.
- Liều dùng thông thường cho người lớn bị hạ canxi do tuyến cận giáp hoạt động quá mức: 0,5 – 1 mcg calcitriol, 0,5g vitamin D và 400 IU vitamin D uống 1-2 lần mỗi ngày với 0,5 – 1,5g canxi cacbonat.
- Liều dùng thông thường cho người lớn có nồng độ cholesterol cao: 300 – 3332 IU hoặc 7,5 – 1250 mcg cholecalciferol, calcitriol, ergocalciferol và alpha-calcidiol uống hàng ngày từ 42 ngày đến 3 năm.
- Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tăng huyết áp: 400 – 8571 IU vitamin D uống mỗi ngày (kèm hoặc không kèm canxi).
- Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loãng xương: 100-200.000 IU vitamin D2 hoặc D3 uống hàng ngày hoặc mỗi hai tháng trong sáu tháng, đôi khi dùng kèm với 800 – 1500 mg canxi.
Trẻ em:
- Liều dùng thông thường cho trẻ em đối với chức năng miễn dịch: 2.000 IU vitamin D cho trẻ uống mỗi ngày trong suốt năm tuổi đầu tiên.
- Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh còi xương: 125 – 250mcg (5.000-10.000 IU) vitamin D cho trẻ uống hàng ngày trong 2-3 tháng.
Trên đây chỉ là liều lượng tham khảo, bạn cần thăm khám và hỏi ý kiến trước khi bổ sung vitamin D để phù hợp với thể trạng của bản thân.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.