Dọa sinh non: nguyên nhân, dấu hiệu và những thực phẩm cần tránh
Dọa sinh non là tình trạng cảnh báo sinh non, sinh sớm của phụ nữ mang thai. Trẻ khi sinh non sẽ có nguy cơ mắc phải những vấn đề về sức khỏe, thậm chí là tử vong sau sinh. Vậy đâu là những thực phẩm mà phụ nữ dọa sinh non cần tránh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Dọa sinh non là gì?
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sinh non là tình trạng thai phụ chuyển dạ sớm, trong khoảng thời gian tuần thứ 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính theo ngày dự kiến sinh cơ bản. Dọa sinh non là tình trạng thai phụ xuất hiện các dấu hiệu của một cuộc chuyển dạ ở tuần thứ 22 đến tuần thứ 37. Khi tiến hành siêu âm sẽ thấy độ dài của cổ tử cung ngắn hơn so với bình thường. Tuy vậy, thai nhi vẫn hoạt động bình thường do cổ tử cung vẫn đóng kín và chưa bị mở ra, túi thai vẫn nguyên vẹn trong buồng tử cung của người mẹ.
Nguyên nhân dẫn đến đến dọa sinh non
Nguy cơ chính dẫn đến tình trạng dọa sinh non và sinh non là những kích thích làm tăng co bóp cơ trơn tử cung gây khởi phát cho quá trình chuyển dạ đẻ hoặc khiếm khuyết thai nhi trong bụng mẹ. Những kích thích này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý: Ăn uống kém dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu bia, lao động quá sức,…
- Các bệnh lý ở thai phụ như: Cao huyết áp, viêm đài bể thận, viêm ruột thừa, tử cung dị dạng,…
- Nguyên nhân do nhau thai như: Nhau tiền đạo, thiểu năng nhau, nhau bong non.
Dấu hiệu dọa sinh non
Những thai phụ dọa sinh non nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ cao dẫn tới sinh non, bé thiếu tháng khi sinh non sẽ yếu và phải đối mặt với nhiều bệnh tật hơn trẻ bình thường. Vậy những dấu hiệu nhận biết dọa sinh non là gì?
Dấu hiệu dọa sinh non với các triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể:
- Triệu chứng cơ năng: Đau bụng từng cơn, tức bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.
- Triệu chứng thực thể: Cơn co tử cung xuất hiện với tần suất 2 cơn/10 phút và thời gian co cứng dưới 30 giây; cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm.
Dọa sinh non không nên ăn những thực phẩm gì?
Dinh dưỡng từ thực phẩm là một yếu tố quan trọng quyết định việc thai phụ có bị dọa sinh non, sinh non hay không. Phụ nữ dọa sinh non được khuyên bổ sung các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, canxi, vitamin A,… qua những thực phẩm như rau xanh; các loại đậu, hạt,… Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần lưu ý tránh những thực phẩm có khả năng làm tăng co bóp cơ tử cung gây sinh non hoặc các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi như:
- Rau sam: Loại thực phẩm cần tránh đầu tiên đó chính là rau sam, bởi đây là loại rau gây kích thích tử cung rất mạnh và dễ gây chuyển dạ.
- Rau ngót: Papaverin có trong rau ngót là chất gây ra hiện tượng giãn quá mức các sợi cơ trơn ở tử cung, có thể khiến thai phụ sinh non hơn dự tính.
- Đu đủ xanh: Giống như rau ngót, đu đủ xanh cũng chứa nhiều papaverin gây kích thích cơ trơn tử cung co bóp.
- Rau răm: Rau răm là loại rau ưa chuộng của người Việt khi kết hợp cùng những thực phẩm như trứng vịt lộn. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thì không nên sử dụng loại rau này vì nó có nguy cơ tăng co bóp cơ tử cung và gây chảy máu, dẫn đến nguy cơ sinh non.
- Rau chùm ngây: Đây là một loại rau có chứa lượng lớn alpha sitosterol – hợp chất có cấu trúc và chức năng tương tự như hormone estrogen có tác dụng chính trong việc ngăn ngừa mang thai. Alpha sitosterol có trong rau chùm ngây sẽ làm cho các sợi cơ trơn của tử cung co lại và dẫn đến nguy cơ sinh non, sinh sớm.
“Một số loại thực phẩm khác cũng có tác dụng tăng co bóp cơ tử cung, dẫn đến nguy cơ đẻ non như: Dứa, hải sản, các loại thịt tái sống, thực phẩm lên men,…”
Một thai kỳ khỏe mạnh là điều mà bất kỳ bà mẹ nào khi mang thai cũng mong muốn, để làm được điều đó, mẹ cần tránh xa những thực phẩm gây hại cho quá trình mang thai. Đặc biệt đối với những phụ nữ có dấu hiệu dọa sinh non càng cần lưu ý và có những phương pháp phòng tránh hiệu quả. Hy vọng những kiến thức trên đã giúp thai phụ có một thai kỳ tốt nhất.
Lời khuyên từ Pharmacity:
- Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn đủ đa dạng và giàu dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết thêm thông tin chi tiết và thực đơn phù hợp.
- Hãy tìm hiểu và biết cách xử lý và giảm stress trong cuộc sống hàng ngày. Stress có thể làm tăng nguy cơ sinh non và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi.
- Điều quan trọng nhất là hãy thường xuyên đi kiểm tra thai kỳ với bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào.
- Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và thư giãn trong ngày. Không làm việc quá sức và hãy lắng nghe cơ thể của bạn.
- Ngoài ra, hãy tránh xa các môi trường có nguy cơ gây nhiễm trùng hoặc ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe của bạn và thai nhi.
Các FAQ về dọa sinh non:
Câu 1: Dọa sinh non là gì?
Dọa sinh non là tình trạng thai phụ chuyển dạ sớm, trong khoảng thời gian tuần thứ 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến dọa sinh non là gì?
Nguy cơ chính dẫn đến tình trạng dọa sinh non và sinh non là những kích thích làm tăng co bóp cơ trơn tử cung gây khởi phát cho quá trình chuyển dạ đẻ hoặc khiếm khuyết thai nhi trong bụng mẹ.
Câu 3: Thực phẩm nào không nên ăn khi dọa sinh non?
Rau sam, rau ngót, đu đủ xanh, rau răm, rau chùm ngây là những loại thực phẩm nên tránh khi dọa sinh non.
Câu 4: Phương pháp phòng tránh dọa sinh non là gì?
Đảm bảo chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, giữ thời gian nghỉ ngơi và thư giãn đủ, hạn chế stress, và thường xuyên kiểm tra thai kỳ với bác sĩ.
Câu 5: Làm thế nào để giảm nguy cơ dọa sinh non?
Hãy tuân thủ các hướng dẫn về dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt lành mạnh, lắng nghe cơ thể của bạn, và thường xuyên đi khám thai để giám sát sự phát triển của thai nhi.
Nguồn: Tổng hợp
