Chuột rút khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Chuột rút khi ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên không nhiều người bệnh hiểu rõ nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Đôi khi chuột rút chỉ diễn ra trong giây lát nhưng cũng nhiều trường hợp chuột rút kéo dài gây đau đớn cũng như gây gián đoạn giấc ngủ.
Chuột rút gây gián đoạn giấc ngủ
Chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì?
Chuột rút khi ngủ hay còn gọi là chuột rút bắp chân khi ngủ, là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Trên thực tế, tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê chuột rút xảy ra rất phổ biến khi ngủ. Trong đó, tình trạng này ảnh hưởng đến 60% người lớn và khoảng 7% trẻ em.
Chuột rút khi ngủ là tình trạng co thắt không tự chủ ở bất cứ khu vực nào ở chân, phổ biến nhất là bắp chân. Các cơ căng lên sẽ khiến người bệnh đau nhẹ hoặc nghiêm trọng tại vị trí bị chuột rút.
Ngoài ra, chuột rút khi ngủ cũng có khả năng dẫn đến các vấn đề về sức khỏe khác. Tình trạng này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và phá vỡ chu kỳ giấc ngủ của một người. Điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi và thiếu năng lượng vào ngày hôm sau. Chuột rút khi ngủ cũng làm người bệnh khó ngủ trở lại hơn, từ đó có thể dẫn đến nhiều vấn đề như mất ngủ trong một thời gian dài.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi ngủ
Tại sao lại bị chuột rút bắp chân khi ngủ? Tình trạng chuột rút bắp chân xảy ra ở mọi đối tượng và nguyên nhân có thể đến từ chính những vấn đề sức khỏe của chúng ta. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
Chuột rút khi ngủ do mỏi cơ
Theo một báo cáo, tình trạng mỏi cơ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chuột rút về đêm. Mỏi cơ xảy ra khi người bệnh tập luyện quá sức hoặc đứng trong một thời gian dài. Bất cứ ai vận động quá sức vào ban ngày, như vận động viên, đều có khả năng cao bị chuột rút bắp chân ban đêm.
Ngoài ra, việc tập luyện quá sức kéo dài khiến cho người bệnh dễ bị chuột rút nhiều lần trong ngày.
Tình trạng mỏi cơ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chuột rút về đêm
Chuột rút khi ngủ do thiếu hụt canxi
Tình trạng thiếu hụt canxi dẫn đến tình trạng chuột rút chân thường diễn ra ở phụ nữ mang thai. Trong giai đoạn này, cơ thể cần nhiều lượng canxi hơn để nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời hormone thay đổi cũng khiến hiện tượng này thường xuyên xảy ra hơn.
Mẹ bầu nên ăn uống hợp lý và dùng thêm thực phẩm chức năng bổ sung canxi để cơ thể và thai nhi luôn khỏe mạnh. Ngoài ra việc vận động nhẹ nhàng và tham gia các lớp học yoga bà bầu cũng sẽ giúp hạn chế chuột rút khi mang thai.
Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?
Thiếu canxi dẫn đến tình trạng chuột rút chân thường diễn ra ở phụ nữ mang thai
Thiếu nước và mất cân bằng điện giải
Tình trạng phơi nắng lâu, hoạt động ngoài trời hay vận động quá mức sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Từ đó cơ thể bị thiếu nước và làm mất cân bằng điện giải. Trường hợp không được bổ sung đầy đủ nước và điện giải sẽ dễ bị chuột rút khi ngủ.
Ngoài ra, thói quen uống trà lợi tiểu hay uống cà phê cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu nước và mất cân bằng các chất điện giải. Cơ thể bị thiếu nước, không được bổ sung đủ lượng nước cần thiết trong ngày có thể dẫn tới các cơn chuột rút khi ngủ.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc đặc trị có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ bị chuột rút vào ban đêm nhiều hơn so người bình thường. Các loại thuốc này có thể kể đến như: Sắt, Estrogen, Levalbuterol,…
Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng chuột rút trong lúc ngủ, bạn nên trao đổi rõ với bác sĩ của mình để có hướng giải quyết tốt nhất nhé.
Chuột rút khi ngủ do chèn ép dây thần kinh
Việc chèn ép các dây thần kinh trong cột sống của bạn (được gọi là hẹp thắt lưng) cũng có thể gây ra những cơn đau giống như chuột rút ở chân. Cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn đi bộ lâu hơn. Đi bộ ở tư thế hơi gập người về phía trước, như khi đẩy xe hàng trước mặt, có thể cải thiện và trì hoãn sự khởi phát các triệu chứng.
Cách phòng ngừa tình trạng chuột rút khi ngủ hiệu quả
Chuột rút khi ngủ gây đau đớn và khiến người bệnh khó chịu, rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, đa số các trường hợp tình trạng này là lành tính, có thể cải thiện bằng 1 số phương pháp tại nhà mà không cần điều trị y tế.
Vậy bị chuột rút bắp chân khi ngủ phải làm sao? Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản giúp giảm đau đớn do chuột rút về đêm cũng như hạn chế tình trạng tái phát nhiều lần.
Chuột rút khi ngủ gây đau đớn và khiến người bệnh khó chịu
Tránh tình trạng mất nước
Nước có tác dụng giúp các cơ hoạt động bình thường. Dựa vào các yếu tố như thời tiết, tuổi tác, mức độ hoạt động và các loại thuốc đang dùng, lượng nước lý tưởng thích hợp dành cho mỗi người sẽ khác nhau.
Cố gắng uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày trung bình từ 1,5 đến 2 lít nước. Trong và sau mỗi buổi tập thể dục, hãy bổ sung nước lọc hoặc nước có chất điện giải. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh uống rượu bia và cà phê vì chúng gây mất nước.
Sử dụng phương pháp chườm nhiệt
Khi chuột rút ở bắp chân vào ban đêm, bạn hãy thử dùng miếng giữ nhiệt đặt lên vùng bị chuột rút,. Miếng giữ nhiệt sẽ làm máu lưu thông tốt hơn và làm hết chuột rút bắp chân một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, bị chuột rút khi chơi đá bóng, bạn nên dùng túi chườm lạnh, nó có tác dụng giảm đau và làm hết chuột chuột rút bắp chân hiệu quả.
Lưu ý: Không áp dụng cách này cho người bị bệnh tiểu đường, người bị bệnh đau nửa đầu hoặc bệnh lý tê chân tê tay.
Sử dụng phương pháp chườm nhiệt
Kéo căng cơ
Một trong những mẹo chữa chuột rút chân khi ngủ là cố gắng duỗi thẳng chân để các cơ được căng ra, hạn chế đau đớn hơn. Bạn nên cố gắng co và duỗi chân một cách từ từ, đồng thời lặp lại nhiều lần đến khi cơn chuột rút biến mất hẳn nhé.
Tăng cường bổ sung khoáng chất
Đây là cách chữa bị chuột rút khi ngủ lâu dài mà bạn nên áp dụng nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này. Thiếu hụt khoáng chất, nhất là canxi, magie, kali,… có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý, trong đó có chuột rút trong lúc ngủ. Bạn có thể tăng lượng canxi hoặc kali cho cơ thể bằng cách uống sữa, nước cam hay ăn chuối.
Chuột rút khi ngủ sẽ không quá khó để chữa trị và xử lý nếu bạn có những kiến thức cơ bản về chúng. Nếu thường xuyên bị chuột rút ảnh hưởng giấc ngủ và cơ thể xuất hiện một số triệu chứng nào khác, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, kiểm tra chính xác nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Có thể bạn quan tâm: