Cây sầu đâu có tác dụng gì? Một số tác dụng phụ của cây sầu đâu
Cây sầu đâu được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Theo như giới thiệu của người dân địa phương và du khách, lá sầu đâu có vị đắng mà ngon, ăn một lần sẽ nhớ mãi. Tuy vậy, ít ai biết rằng cây sầu đâu có tác dụng gì. Bởi vì không chỉ là món ăn đặc sản dân giã, sầu đâu còn mang đến nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Cây sầu đâu được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Nam
Tìm hiểu chung về cây sầu đâu
Cây sầu đâu là gì
Đầu tiên, các bạn cần biết rõ về loài cây sầu đâu. Ở nước ta, có khá nhiều loại cây sầu đâu, có 3 loại hình ảnh cây sầu đâu phổ biến nhất: sầu đâu rừng, sầu đâu bản địa và sầu đâu Ấn Độ.
- Sầu đâu rừng: Là loại cây nhỏ, thân yếu không thành gỗ, cao từ 1.6 – 2.5m. Lá cây xẻ lông chim không đều, có từ 4 – 6 đôi lá chét, hoa sầu đâu rừng nhỏ khác gốc, mọc thành chùm.
- Sầu đâu bản địa: Thân gỗ, cây to, cao từ 8 – 15m, lá kép lông chim, bộ phận hoa sẽ mọc ở lá và thành cụm, có màu tím nhạt hoặc màu trắng.
- Sầu đâu Ấn Độ: Đây là loài cây to, thân gỗ, nhưng có thể cao đến 20m. Các nhánh xèo tạo thành tán rộng, lá mọc xen kẽ với các lá chét chứa khoảng 8 – 19 lá. Loại cây này cho sản lượng gỗ chất lượng cao và keo cao su trong lĩnh vực thương mại.
Sầu đâu Ấn Độ thanh mát, không chứa độc tố. Hơn nữa, tất cả các bộ phận của cây đều có thể làm thuốc, từ rễ cho đến hoa, quả. Trong đó, lá và hoa còn có thể ăn sống hoặc dùng nấu với các thực phẩm khác. Quả sầu đâu chín có thể phơi khô, loại bỏ các tạp chất và sử dụng trong 10 năm mà không lo bị hư hỏng.
Phân bố, thu hái và chế biến cây sầu đâu
Cây sầu đâu rừng mọc hoang ở nhiều nơi trong nước như: Hải Phòng, Nghệ An, Đồ Sơn, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên đâu cũng có. Chưa được tổ chức trồng. Tuy nhiên, với nguồn mọc hoang dại, hiện nay mỗi năm tổ chức tốt, ta cũng có thể thu mua được khoảng 3 – 5 tấn. Quả chín hái về phơi hay sấy khô đều được. Loại bỏ tạp chất. Không phải chế biến gì khác. Quả khô bảo quản 10 năm gần như không hỏng và không giảm tác dụng. Mùa thu hái cây sầu đâu rơi vào tháng 8 – 12.
Thành phần hóa học trong cây sầu đâu
Tất cả các bộ phận của cây sầu đâu đều chứa một chất dầu đắng và axit margosic.
- Hạt: Chứa tới 4,5% dầu, dầu này chứa các chất đắng nimbin, nimbinin và nimbidin. Nimbidin là một hoạt chất chứa sunfua.
- Cụm hoa: Chứa một glucozit nimbosterin (0,005%), 0,5% tinh dầu, nimberetin, nimbosterol và axit béo.
- Hoa: Có chứa một chất đắng, một chất dầu kích thích đắng.
- Quả: Chứa một chất đắng bakayamin.
- Vỏ thân: Có chứa 0,04% nimbin, 09,001% nimbinin và 0,4% nimbidin, 0.02% tinh dầu.
Tìm hiểu chung về cây sầu đâu
Tác dụng của cây sầu đâu đối với sức khỏe
Tác dụng của cây sầu đâu rừng
Cây sầu đâu rừng thường mọc hoang ở các vùng miền Bắc và miền Trung. Theo đông y, cây sầu đâu rừng có vị đắng, tính hàn, xếp vào kinh đại tràng và có tác dụng háo nước, sát trùng và giúp chữa sốt rét, bệnh lỵ, tuy nhiên không được sử dụng cho người tỳ vị hư nhược, nôn mửa. Sầu đâu rừng được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Viên uống: Mỗi ngày 10 – 14 quả, thậm chí 20 quả tán nhỏ sau đó làm thành viên với hàm lượng 0.1g/viên với toàn quả hoặc 0.2g/viên với nhân đã được khử dầu. Sau đó uống liên tục trong 3 – 7 ngày, thông thường sẽ khỏi bệnh sau 1 – 2 ngày, nhưng để khỏi hẳn cần uống khoảng 5 – 7 ngày.
- Dầu: Bỏ vỏ sau đó ép lấy dầu bởi dầu có tính chất kích thích, gây nôn và tiêu lỏng. Ngoài chữa lỵ, sầu đâu rừng còn có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy, viêm ruột thừa và sốt rét.
- Dạng thụt: Lấy 20 – 30 hạt sầu đâu giã nhỏ, ngâm vào 200ml dung dịch natri bicarbonat 1%, sau khoảng 1 – 2 giờ lọc lấy nước thụt. Bởi sầu đâu rừng có độc nên thụt tháo có thể giảm bớt nguy cơ gặp tác dụng phụ hơn so với dạng uống như đau bụng, kém ăn, nôn, mệt mỏi.
Liều dùng chữa sốt rét như sau: Viên uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1g quả, uống liên tục khoảng 4 – 5 ngày.
Cây sầu đâu rừng thường mọc hoang ở các vùng miền Bắc và miền Trung
Tác dụng của cây sầu đâu bản địa
Loại cây này thường được ứng dụng làm nguyên liệu đuổi côn trùng, tránh nấm mốc, sâu bọ, sâu mọt,… Bởi toàn thân cây đều có vị đắng, tính lạnh, các bộ phận trên cây đều có chứa chất độc, trừ rễ và vỏ thân thường được dùng làm thuốc. Trong vỏ thân và rễ của cây có chứa hoạt chất toosendanin, hoạt chất này có công dụng diệt giun đũa, giun kim, chấm độc tố botulin do vi khuẩn tạo ra, chống nấm.
Còn trong dân gian, lá cây sầu đâu bản địa được dùng bỏ vào trong các chum gạo, ngũ cốc để giúp chống sâu mọt. Còn làm thuốc trị sâu bọ ăn hại bằng cách sắt lá nấu nước rồi phun những cây đang bị phá hoại bởi sâu bọ.
Tác dụng của cây sầu đâu Ấn Độ
Thân, vỏ rễ, quả non của cây sầu đâu Ấn Độ được dùng để làm nước tonic và chất se khít lỗ chân lông. Vỏ cây được sử dụng làm thuốc giảm đau, chữa bệnh sốt rét và các bệnh ngoài da khác. Lá cây được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị giun, loét, bệnh phong, các bệnh tim mạch, thuốc trừ sâu và côn trùng.
Một số tác dụng phụ của cây sầu đâu
Sầu đâu có thể gây ra một số tác dụng phụ như: nôn mửa, buồn ngủ, tiêu chảy, mất ý thức, rối loạn máu, rối loạn não, sảy thai. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú không nên dùng sầu đâu. Nên thận trọng khi sử dụng sầu đâu cho người đang bị nôn mửa hoặc mắc các vấn đề về rối loạn, dị ứng. Các phản ứng phụ của sầu đâu sẽ nghiêm trọng hơn nếu dùng cho trẻ em.
Hơn nữa, sầu đâu còn tương tác với một số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc chữa tiểu đường: Sầu đâu và thuốc đều có công dụng giảm đường huyết trong máu. Do đó, nếu sử dụng đồng thời sẽ làm suy giảm đường huyết quá thấp.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Sầu đâu làm tăng hệ thống miễn dịch nên sẽ gây ức chế hiệu quả của thuốc giảm miễn dịch cyclosporine, azathioprine, corticosteroid,…
- Giảm khả năng thụ thai: Hạt sầu đâu gây suy giảm chức năng của tinh trùng và ngăn ngừa thụ thai. Những ai đang muốn có con thì khuyến cáo không nên dùng sầu đâu.
- Thuốc Lithium: Sầu đâu kích thích lợi tiểu nên sẽ làm giảm quá trình đào thải lithium và gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc lithium.
Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng thêm sầu đâu. Trường hợp dùng sầu đâu gặp các tình trạng đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy thì nên ngừng ngay và đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.
Ngoài ra, nhiều người thắc mắc cây sầu đâu có phải là cây xoan không? Nhiều người lầm tưởng sầu đâu chính là cây xoan Việt Nam bởi bề ngoài của chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, hai loại cây này khác nhau hoàn toàn. Do đó bạn nên phân biệt rõ ràng để có thể đạt được hiệu quả mong muốn khi sử dụng.
Kết luận: Các loại cây sầu đâu đều có tác dụng trị, tuy nhiên độc tính cũng cao. Do đó, người bệnh nên hết sức thận trọng khi sử dụng các bài thuốc có dược liệu này. Để có thể tránh các tác dụng phụ không mong muốn, tốt nhất khi sử dụng, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ, lương y có chuyên môn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.