Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm bàng quang mạn tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp phòng ngừa
Viêm bàng quang mạn tính (hay còn gọi là viêm bàng quang kẽ) là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc bàng quang không do vi khuẩn. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin những điều cần biết về viêm bàng quang mạn tính.
Tổng quan chung
Viêm bàng quang mạn tính (hay còn gọi là viêm bàng quang kẽ) là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc bàng quang không do vi khuẩn. Đó có thể là hậu quả của một quá trình viêm bàng quang cấp tái diễn nhiều lần không được điều trị triệt để. Viêm bàng quang mạn tính gây ra những triệu chứng tương tự viêm bàng quang cấp tính. Tuy nhiên những triệu chứng này dai dẳng và không rầm rộ, tuy nhiên lại rất khó điều trị dứt điểm.
Viêm bàng quang mạn tính có thể gây ra nhiễm trùng trùng ngược, ảnh hưởng đến chức năng thận và hệ thống sinh dục. Vì vậy, người bệnh viêm bàng quang mạn tính cần cẩn trọng sức khỏe của bản thân, tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tập xây dựng lối sống lành mạnh. Điều này không chỉ giúp bệnh nhân có thể kiểm soát tốt các triệu chứng, hạn chế để chúng cản trở sinh hoạt hàng ngày, mà còn có thể giảm tính nghiêm trọng của bệnh cũng như khả năng gặp phải những biến chứng.
Triệu chứng viêm bàng quang mạn tính
Tương tự với viêm bàng quang cấp tính, bệnh viêm bàng quang mạn tính gây ra cho người bệnh những vấn đề sức khỏe tiết niệu, phổ biến nhất là những cơn đau thắt ở vùng hạ vị, cảm giác nóng rát, châm chích khi đi tiểu. Xen kẽ những đợt viêm mạn là những đợt viêm cấp với triệu chứng rầm rộ hơn. Tuy nhiên, với bệnh nhân viêm bàng quang mạn tính, tùy vào mỗi đợt bùng phát bệnh sẽ có cường độ và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Việc này cũng tùy thuộc vào quá trình điều trị bệnh ở mỗi người.
Một số triệu chứng của viêm bàng quang mạn tính:
- Luôn cảm thấy bàng quang căng tức dù đã đi tiểu
- Tần suất đi tiểu tăng cao bất thường
- Niệu đạo bị đau rát mỗi khi đi tiểu
- Đau khi quan hệ tình dục
- Nước tiểu có lẫn máu hoặc có màu sẫm
Nguyên nhân gây bệnh
Cho đến hiện nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây viêm bàng quang mạn tính. Một số nguyên nhân có thể bao gồm:
- Một khiếm khuyết trong cấu tạo của mô bàng quang: Khiếm khuyết này có thể khiến các chất có trong nước tiểu làm kích thích và suy yếu mô, có thể gây loét niêm mạc bàng quang.
- Quá trình bài tiết nước tiểu của một số người bệnh có chất gì đó trong nước tiểu làm tổn thương bàng quang.
- Một loại tế bào viêm được gọi là tế bào mast, có thể được phát hiện trong bàng quang bị viêm. Tế bào này sẽ gây ra phản ứng dị ứng có thể dẫn đến các triệu chứng của viêm bàng quang mạn tính.
- Những tổn thương dây thần kinh chi phối cho vận động và cảm giác của bàng quang xảy ra. Điều này có thể gây đau đối với những sự việc sinh lý thông thường không gây đau (ví dụ như bàng quang đầy khi chứa nước tiểu).
- Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công bàng quang trong các bệnh lý tự miễn dịch. Điều này tương tự như các tình trạng tự miễn dịch khác.
Đối tượng nguy cơ
Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang mạn tính:
- Tiền căn gia đình có người mắc viêm bàng quang mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
- Tiền căn bản thân có bệnh lý tự miễn dịch, nhiễm trùng bàng quang, dị ứng hoặc chấn thương bàng quang trước đó.
Chẩn đoán
Hiện nay, viêm bàng quang mạn tính được xét nghiệm dựa trên hai phương pháp chủ yếu là xét nghiệm nước tiểu và quan sát tình trạng bàng quang.
Các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng cho bệnh nhân để nắm rõ bệnh sử và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đầu tiên. Hoạt động này giúp bác sĩ có thể tiên lượng những bệnh và vấn đề sức khỏe của bệnh nhân. Sau đó, tùy vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện hoạt động khám cận lâm sàng phù hợp.
Xét nghiệm nước tiểu
Phân tích nước tiểu là phương pháp cận lâm sàng phổ biến khi chẩn đoán viêm bàng quang hoặc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu.
Đối với xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ sẽ thực hiện phân tích và tìm xem có vi khuẩn gây bệnh bên trong nước tiểu của bệnh nhân hay không. Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện cấy nước tiểu để thu được kết quả chẩn đoán chính xác. Mẫu nước tiểu đạt chuẩn là mẫu nước tiểu giữa dòng, sạch để bác sĩ có thể quan sát vi khuẩn và tế bào bạch cầu trong nước tiểu.
Nội soi bàng quang
Nội soi bàng quang là phương pháp cận lâm sàng giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh của bàng quang bệnh nhân, từ đó đánh giá được tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.
Thông qua máy soi chuyên dụng được đưa vào người bệnh nhân bằng ngã niệu đạo, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bệnh dựa trên hình ảnh. Đây tuy là phương pháp nội soi nhưng không cần gây mê khi thực hiện, vì vậy bệnh nhân không cần phải lưu trú tại bệnh viện mà có thể xuất viện ngay khi nội soi xong.
Ngoài ra, trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng thể có thể lấy một mẫu mô từ bên trong bàng quang và thực hiện sinh thiết khi cần thiết.
Chụp X-quang
Phương pháp khám cận lâm sàng chụp X-quang thông thường kéo dài khoảng 45 phút. Bác sĩ sẽ đặt ống niệu đạo có bôi chất cản quang vào bên trong người bệnh nhân, đến chỗ bàng quang để chụp ảnh.
Kết quả hình ảnh sẽ cho bác sĩ biết được tình trạng bàng quang của người bệnh thông qua hình thái và kích thước. Đối với viêm bàng quang mạn tính, thành bàng quang sẽ dày hơn bàng quang khỏe mạnh.
Phòng ngừa viêm bàng quang mạn tính
Để phòng ngừa viêm bàng quang mạn tính hiệu quả, bạn cần ưu tiên phòng ngừa để không mắc viêm bàng quang. Giữ gìn vệ sinh và thực hiện khám sức khỏe định kỳ 2 lần mỗi năm là 2 biện pháp được khuyến khích bởi các chuyên gia sức khỏe. Hoạt động này giúp bạn có thể kiểm soát và nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân, hạn chế được trường hợp để bệnh kéo dài, phát triển thành mạn tính.
Trong trường hợp bạn đang điều trị viêm bàng quang, cần thực hiện đúng theo chỉ định điều trị từ bác sĩ, không để xảy ra tình trạng chữa bệnh không dứt điểm để tránh tình trạng cơ thể không đáp ứng được thuốc trong lần tái phát sau.
Một số những biện pháp phòng bệnh viêm bàng quang mạn tính khác mà bạn có thể áp dụng:
- Hạn chế nhịn tiểu lâu
- Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
- Uống nhiều nước
- Giữ vệ sinh cho bộ phận sinh dục
Điều trị viêm bàng quang mạn tính như thế nào?
Đầu tiên bệnh nhân viêm bàng quang mạn tính sẽ được khuyên thay đổi thói quen đi tiểu và uống nước, kèm chế độ ăn uống giảm bớt chất ngọt, béo, kích thích. Chườm ấm bàng quang cũng được lựa chọn.
Thuốc antimuscarinic là loại thuốc được chỉ định để làm giảm co bóp cơ chóp bàng quang. Bác sĩ sẽ bơm thuốc này vào bàng quang của người bệnh giúp tăng cường chất bảo vệ niêm mạc.
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm bàng quang mạn tính bằng thuốc, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện vật lý trị liệu như một trong những hoạt động điều trị chính.
Một số cách điều trị viêm bàng quang mạn tính bên cạnh sử dụng thuốc kháng sinh gồm:
- Thay đổi chế độ ăn lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng
- Hạn chế mất nước cho cơ thể
- Luyện tập bàng quang để kiểm soát được nhu cầu và tần suất đi tiểu
- Nắm rõ những thời điểm bùng phát của bệnh để có sự can thiệp phù hợp
- Hạn chế sử dụng cafein để tránh làm tăng cường độ của cơn đau