Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Nứt gót chân là gì? Những điều cần biết về nứt gót chân
Nứt gót chân là hiện tượng vùng da ở gót chân bị bong tróc, nứt nẻ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hay thậm chí là đau đớn, gặp nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển hàng ngày. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về nứt gót chân qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Nứt gót chân là phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Khi gặp điều kiện thuận lợi như tiếp xúc nhiều với nước, thay đổi thời tiết đột ngột, trời lạnh, nó có thể gây chảy máu, nứt sâu, đau đớn, cản trở việc đi lại, lao động.
Trường hợp nặng, các vết nứt có thể gây chảy máu, thậm chí do tổn thương sâu, vi khuẩn và virus xâm nhập có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Triệu chứng
Khi bị nứt gót chân, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng kèm theo gồm có:
- Cảm giác ngứa ngáy, đau khó chịu.
- Bị bong tróc da.
- Có hiện tượng chảy máu.
- Xuất hiện vết loét.
- Da bị viêm, đỏ.
Đi kèm với đó, nếu tình trạng này đã ở mức độ nặng, nguy cơ cao bạn sẽ phải đối diện với các biến chứng, nhất là khi nguyên nhân gây ra nó đến từ một trong số các bệnh lý đã kể đến. Cụ thể, đó là:
- Gót chân dần không còn cảm giác.
- Bị viêm mô tế bào, nhiễm trùng.
- Bệnh chàm tăng tình trạng nứt nẻ.
- Loét chân bởi bệnh đái tháo đường.
Trong đó, đau, nóng, đỏ và sưng thường là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng cần được thăm khám.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến gót chân trở nên khô nứt, dưới đây là một vài nguyên nhân chính bạn cần lưu ý:
- Thiếu hụt vitamin: Gót chân dễ khô, bong tróc và nứt nẻ hơn nếu không được cung cấp đủ vitamin cùng các loại khoáng chất cần thiết. Theo lời khuyên từ các bác sĩ da liễu, để hạn chế tình trạng nứt gót chân, bạn nên dung nạp các loại vitamin như vitamin C, B3, C, E, Zn (Kẽm) và các acid béo Omega 3 để cơ thể được bổ sung khoáng chất đầy đủ.
- Chọn giày không phù hợp: Giày cao gót hoặc sandal xỏ ngón cũng chính là một trong những nguyên nhân tiêu biểu khiến gót chân ngày càng nứt nẻ, thô ráp. Khi sử dụng các loại sandal xỏ ngón và giày cao gót hở gót chân khiến lớp mỡ ở vùng này giãn nở rộng để cân bằng trọng lượng cơ thể. Cộng với những công việc đặc thù phải đứng lâu sẽ càng làm tăng khả năng nứt gót chân.
- Tắm với nước quá nóng: Không chỉ khiến gót chân nứt nẻ hơn, thói quen tắm với nước quá nóng, đặc biệt trong mùa đông còn khiến làn da của bạn khô căng hơn rất nhiều. Thói quen này ảnh hưởng trực tiếp tới hàng rào bảo vệ da – khiến độ ẩm bị mất cân bằng. Bên cạnh đó, các loại sữa tắm hoặc xà phòng có hoạt tính mạnh được sử dụng trong lúc tắm cũng góp phần khiến tình trạng nứt nẻ trở nên tệ hơn.
Đối tượng nguy cơ
- Người mắc bệnh đái tháo đường
- Người thừa cân, béo phì
- Bệnh suy giáp
- Viêm da dị ứng
- Bệnh vảy nến
- Dày sừng lòng bàn chân.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chẩn đoán được khi kiểm tra bằng mắt thường mà không cần phải thực hiện các xét nghiệm nào khác.
Phòng ngừa bệnh
Để cải thiện tình trạng nứt gót chân, mọi người nên áp dụng các phương pháp sau:
- Uống nhiều nước hàng ngày ngay cả khi không khát.
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, C, để chống lão hóa da.
- Không nên đứng quá lâu, tạo áp lực cho chân.
- Giữ bàn chân sạch sẽ và tẩy da chết thường xuyên mỗi tuần.
- Massage gót chân với dầu mè hoặc dầu dừa khoảng 10 phút trước khi đi ngủ.
- Nên ngâm chân trong nước ấm có vắt nửa quả chanh, sẽ nới lỏng các tế bào da chết. Sau đó, khi da chân mềm thì lấy đá mài chà nhẹ phần gót chân và rửa sạch.
- Dưỡng ẩm gót chân
- Tránh đi giày cao gót hoặc giày mũi nhọn.
- Sử dụng miếng đệm lót gót chân bằng silicon để giữ ẩm và ngăn ngừa tình trạng sưng nề miếng đệm gót chân.
- Không dùng kéo hay dao cạo lớp da dầy, sẽ khiến lớp da ấy dễ bị nhiễm trùng và tình trạng nứt không cải thiện.
Điều trị nứt gót chân như thế nào?
Tẩy tế bào chết cho da chân:
Vùng da ở gót chân thường bị bỏ qua trong quá trình chăm sóc da, dẫn đến da gót chân có biểu hiện thô ráp và dày hơn so với các vùng khác. Ngâm chân và tẩy tế bào chết là cách làm hiệu quả trong trường hợp này. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tuân thủ một số lưu ý sau:
- Ngâm chân trong nước ấm khoảng 20 phút để da mềm hơn, dễ dàng tẩy tế bào chết.
- Sử dụng các dụng cụ như đá cuội, bàn chải chà chân hoặc xơ mướp để tẩy tế bào chết một cách nhẹ nhàng.
- Sau khi tẩy tế bào chết xong, bạn nên rửa chân sạch bằng nước và lau khô nhẹ nhàng.
- Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị nứt nẻ để giữ ẩm cho da, tránh tình trạng da khô và nứt nẻ.
- Lưu ý không tẩy tế bào chết khi da chân đang khô hoặc bị tổn thương để tránh gây tổn thương cho da chân.
Dùng kem dưỡng ẩm:
Các loại kem dưỡng ẩm để điều trị nứt gót chân thường chứa các thành phần giúp làm mềm da, tẩy tế bào chết và cung cấp độ ẩm cho da. Để tối ưu hiệu quả điều trị, bạn nên lựa chọn những loại kem chứa Axit salicylic, Ure, Saccharide isomerate và Axit alpha-hydroxy. Để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho da, bạn nên thoa kem từ 2-3 lần/ngày và không nên đi chân trần mà hãy sử dụng giày dép để bảo vệ gót chân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng kem dưỡng phải được theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua để điều trị bệnh, vì điều này có thể khiến tình trạng nứt gót chân trở nên nghiêm trọng hơn.
Có một số sản phẩm từ thiên nhiên rất có lợi trong việc chăm sóc và dưỡng ẩm cho da, đặc biệt là da chân như:
- Mật ong: chứa các hoạt chất có khả năng làm mềm và dưỡng ẩm cho da, giúp làm giảm tình trạng nứt nẻ, khô da trên gót chân.
- Dầu dừa: có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ và thô ráp của gót chân.
- Dầu ô liu: chứa nhiều vitamin và acid béo có lợi cho da, giúp dưỡng ẩm và tăng độ đàn hồi của da.
- Bột yến mạch kết hợp với dầu dưỡng: giúp tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm và làm mềm da chân.
- Bơ hạt mỡ: có tác dụng giữ ẩm cho da, cải thiện độ đàn hồi của da, giúp ngăn ngừa nứt nẻ và khô da trên gót chân.
Bạn có thể thử sử dụng các sản phẩm này để làm đẹp và dưỡng ẩm cho da chân của mình. Tuy nhiên, nên kiểm tra thành phần sản phẩm và đảm bảo là không gây kích ứng cho da trước khi sử dụng.
Mặc dù tình trạng nứt gót chân không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng, nhưng cần được quan tâm và xử lý kịp thời. Để giải quyết hiệu quả vấn đề này, bạn cần phải quản lý tốt các bệnh lý gây nên nứt gót chân, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ y tế nếu tình trạng nứt kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.