Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Nhau bám thấp là gì? Những điều cần biết về nhau bám thấp
Nhau bám thấp là khi bánh nhau không bám ở đáy tử cung mà là đoạn dưới tử cung, gần cổ tử cung. Tình trạng nhau bám thấp theo thời gian khi tuổi thai lớn lên, tử cung phát triển lớn hơn từng ngày, sẽ khiến bánh nhau lên cao. Từ đó vị trí bánh nhau cũng có thể được đẩy lên cao khi tuổi thai càng lớn hơn theo chu kỳ tự nhiên của thai nhi phát triển. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin những điều cần biết về nhau bám thấp.
Tổng quan chung nhau bám thấp
Nhau thai hay còn gọi là bánh nhau là một cơ quan nối bào thai đang phát triển với thành tử cung có chức năng cung cấp chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi qua máu của người mẹ. Bánh nhau khi đủ ngày tháng nặng khoảng 500g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau hoặc đáy tử cung.
Nhau bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung – nơi gần cổ tử cung. Nhau bám thấp có thể hết bám thấp khi tuổi thai lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy, kéo theo bánh nhau lên cao. Do bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sinh ngã âm đạo, nên đa số trường hợp nhau bám thấp phải mổ lấy thai.
Triệu chứng nhau bám thấp
Các dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu có thể nhận biết mình có tình trạng nhau bám thấp thai kỳ bao gồm:
Ra máu nhiều trong thai kỳ
Ra máu trong thai kỳ, đặc biệt giai đoạn đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu sớm nhận biết mang thai. Tình trạng nếu kéo dài đến giữa thai kỳ, máu ra nhỏ giọt, máu tươi đổ, ra máu nhiều, thể hiện tình trạng nhau bám thấp hay vấn đề khác tùy thuộc mức nghiêm trọng của tình trạng gặp phải.
Đau bụng dữ dội
Đau bụng là một dấu hiệu cảnh báo rõ rệt nhau bám thấp. Mẹ bầu có thể thấy đau nhiều, đau dữ dội vùng bụng dưới, vùng cổ tử cung, gần dưới âm đạo.
Mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, choáng váng
Cơ thể có bất thường, đau và ra máu khiến mẹ bầu tăng tình trạng mệt mỏi hơn, kém ăn. Từ đó mẹ bầu dễ gặp các vấn đề như choáng váng, chóng mặt thường xuyên do thiếu máu.
Thở khó, đau tức ngực
Đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết của tình trạng nhau thai bám thấp, thai nhi đang ở vị trí quá thấp khiến các nội tạng của người mẹ nằm không đúng vị trí. Điều này tạo ra sức ép lớn khiến mẹ bầu thấy khó chịu, đau tức ngực nhiều hơn.
Mẹ bầu khi thấy các dấu hiệu trên, nên đi thăm khám để được bác sĩ sản khoa siêu âm, chẩn đoán hình ảnh là chính xác nhất. Bác sĩ có thể qua hình ảnh thấy được vị trí bánh nhau bám vào tử cung là thấp hay cao, ở mặt trước hay mặt sau và chẩn đoán tình trạng gặp phải cho mẹ bầu biết.
Nguyên nhân nhau bám thấp
Y học hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác được nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhau bám thấp thai kỳ này. Tuy nhiên các yếu tố dưới đây sẽ góp phần khiến nguy cơ gặp vấn đề gia tăng ở mẹ bầu:
- Phụ nữ có tiền sử sinh mổ hay từng điều trị u xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung… trên thành tử cung có vết sẹo.
- Phụ nữ từng mang đa thai.
- Phụ nữ có tiền sử sảy thai, nạo phá thai.
- Phụ nữ từng sinh nở nhiều lần.
- Phụ nữ có mang thai ở độ tuổi ngoài 35.
- Thai phụ đang bị viêm nhiễm phụ khoa, tử cung.
- Thai phụ từng bị nhau bám thấp ở lần mang thai trước có nguy cơ gặp tình trạng này ở các lần mang thai sau cao hơn.
- Phụ nữ có thói quen sinh hoạt không khoa học, hút thuốc, sử dụng nhiều cafein, chất kích thích,…
- Chế độ ăn của phụ nữ không đủ chất, dinh dưỡng của nhau thai tuần hoàn không tốt khiến diện tích bám của nhau thai trải rộng hơn.
Đối tượng nguy cơ mắc nhau bám thấp
- Phụ nữ mang thai ở độ tuổi ngoài 35.
- Phụ nữ từng sinh mổ hoặc điều trị u xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung,…gây ra những vết mổ ở tử cung.
- Tử cung hoặc cổ tử cung của người mẹ có dấu hiệu viêm nhiễm nặng.
- Phụ nữ mang đa thai hoặc từng có tiền sử sảy thai, nạo phá thai.
- Phụ nữ từng nhiều lần mang thai và sinh nở.
- Mẹ bầu có thói quen sử dụng nhiều cafein, hút thuốc lá.
- Phụ nữ đã từng bị nhau bám thấp ở lần mang thai trước.
Chẩn đoán nhau bám thấp
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhau bám thấp
Nhau bám thấp được chẩn đoán thông qua siêu âm khi khám thai định kỳ hoặc sau khi bị máu âm đạo. Hầu hết các trường hợp nhau bám thấp được chẩn đoán khi siêu âm vào 3 tháng giữa thai kỳ.
Siêu âm có thể thực hiện trên bụng hoặc qua âm đạo để có hình ảnh chính xác hơn.
Phòng ngừa nhau bám thấp
Các cặp vợ chồng có thể chủ động phòng tránh tình trạng này khi thực hiện đầy các lời khuyên dưới đây:
- Thực hiện tốt kế hoạch hóa cho gia đình nếu chưa có dự định sinh con, hạn chế tình trạng nạo phá thai nhiều lần.
- Vợ chồng nên kiểm soát tình trạng sinh nở, hạn chế sinh nhiều con, chị em không nên sinh con khi tuổi đã quá cao.
- Mẹ bầu cần ghi nhớ và tuân thủ các mốc khám thai định kỳ, chủ động theo dõi dấu hiệu, triệu chứng để phát hiện sớm vấn đề và xử trí kịp thời trước khi tình trạng phức tạp hơn.
- Mẹ bầu cần trau dồi thêm nhiều kiến thức về mang thai, sinh con, phân biệt được hiện tượng rỉ ối với ra máu, chảy dịch âm đạo, để nếu thấy dấu hiệu bất thường cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.
- Mẹ bầu cần cân đối dinh dưỡng, có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu nên bổ sung thêm sắt, canxi, axit folic,… theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, cafein, hút thuốc lá,…
- Dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, tránh bị stress, căng thẳng mệt mỏi quá độ, làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé trong bụng.
Điều trị nhau bám thấp như thế nào?
Khi sản phụ thấy ra huyết âm đạo, cần phải vào bệnh viện có khoa sản gần nhất để được khám xác định và điều trị. Tùy theo mức độ ra huyết âm đạo và sự trưởng thành của thai nhi mà bác sĩ sẽ quyết định chấm dứt thai kỳ hay dưỡng thai thêm.
Nếu được dưỡng thai thêm, thai phụ cần đảm bảo nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn uống bổ dưỡng. Đối với trường hợp thai nhi còn non tháng và nhau bám thấp không cản trở lối ra của thai nhi hoặc nếu bánh nhau bám bên, bám mép hoặc che một phần cổ tử cung thì thai phụ có thể nghỉ tại giường ở nhà, hạn chế vận động, không để bất kỳ một chấn động nhỏ nào ở vùng bụng để tránh kích thích tử cung gây chảy máu, tránh quan hệ tình dục, khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu không ra huyết âm đạo và thai lớn hơn hoặc bằng 37 tuần thì nhập bệnh viện có khoa sản để mẹ và thai nhi được theo dõi sát.
Chỉ định mổ lấy thai không phải là bắt buộc cho tất cả các trường hợp, chỉ mổ lấy thai cho những trường hợp như nhau tiền đạo ra huyết nhiều bất kể tuổi thai nào, nhau tiền đạo trung tâm và thai đủ trưởng thành, lúc trẻ có khả năng sống được khi ra khỏi buồng tử cung, nhau tiền đạo bám trung tâm; còn những trường hợp nhau bám thấp hay bám mép có thể sinh ngả âm đạo được nếu không kèm một bất thường nào khác.
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:
- Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
- Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
- Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
- Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
- Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
- Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.