Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Dính buồng tử cung là gì? Những điều cần biết về dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung là hiện tượng thành tử cung phía trước và phía sau bị dính vào với nhau. Khi đó, tử cung rất khó có thể tái tạo lại được và gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của chị em. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về dính buồng tử cung qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Dính buồng tử cung là tình trạng thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau dính vào nhau dẫn đến lớp đáy của nội mạc tử cung bị tổn thương sâu, gây cản trở tới việc tái tạo nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai cũng như làm tổ của trứng. Dính buồng tử cung cũng là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ.
Các dạng dính buồng tử cung thường có 2 dạng:
- Tử cung dính hoàn toàn: Là thành niêm mạc tử cung trước và sau dính hoàn toàn vào nhau người phụ nữ, sẽ dẫn tới vô kinh, vô sinh thứ phát.
- Tử cung bị dị dính một phần: Trường hợp này người phụ nữ sẽ chỉ có số ngày hành kinh ít, lượng máu giảm không đồng nhất. Tuy nhiên họ vẫn sẽ có khả năng mang thai gây ra trường hợp dính buồng tử cung khi mang thai.
Triệu chứng
Chị em có thể sớm nhận biết dính buồng tử cung thông qua các biểu hiện sau đây:
- Kinh nguyệt không đều: Đây là biểu hiện điển hình nhất của bệnh. Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh, lớp nội mạc chức năng sẽ bong ra tạo thành máu kinh. Tuy nhiên, khi bị dính buồng tử cung, lớp nội mạc này không thể tăng sinh hoặc tăng sinh ít, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Lượng máu kinh sẽ phụ thuộc vào mức độ dính của buồng tử cung. Cụ thể:
- Buồng tử cung bị dính một phần: Vẫn xuất hiện kinh nguyệt đúng chu kỳ, tuy nhiên số ngày hành kinh và lượng máu kinh ít đi.
- Buồng tử cung bị dính hoàn toàn: Sau thủ thuật, hoặc phẫu thuật buồng tử cung có thể thấy kinh nguyệt xuất hiện lượng ít, giảm dần và sau đó không thấy kinh nữa.
- Đau bụng dưới: Khoảng một tháng sau nạo phá thai hoặc bất kỳ thủ thuật liên quan ở tử cung, nếu chị em thấy đau râm ran ở bụng dưới thường xuyên và ngày càng trầm trọng, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ Sản Phụ khoa thăm khám, xác định có dính buồng tử cung hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Không có thai mặc dù không sử dụng biện pháp tránh thai: Sau một thời gian ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai, nếu chị em vẫn không có thai nên đến cơ sở y tế để được chụp tử cung vòi trứng, chẩn đoán tình trạng buồng tử cung. Bởi theo thống kê, khoảng 1,5% trường hợp vô sinh nữ có liên quan đến hiện tượng này.
Nguyên nhân
Dính buồng tử cung chủ yếu là do việc can thiệp các biện pháp thủ thuật đến buồng tử cung như:
- Nạo hút thai: đa số những bệnh nhân bị dính buồng tử cung đều do nạo, hút thai, hoặc nạo hút nhau thai sau sinh, do sẩy thai,… Trong quá trình thực hiện các thủ thuật này, bác sĩ thường cố gắng làm sạch bên trong nhưng có thể vô tình làm cho lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương sâu.
- Do thực hiện các thủ thuật liên quan đến buồng tử cung: các thủ thuật như bóc tách trong tử cung, trị xạ cục bộ, cắt nội mạc tử cung bằng điện, vi sóng trong tử cung,… gây tổn thương lớp niêm mạc cũng có thể dẫn đến dính buồng tử cung.
- Viêm nhiễm: viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm kết hạch hoặc viêm nhiễm hậu sản,… cũng vô tình gây nên dính buồng tử cung.
Đối tượng nguy cơ
Dính buồng tử cung thường xảy ra với những phụ nữ đã từng can thiệp buồng tử cung như nạo, hút thai, bóc tách u xơ tử cung.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng bệnh lý và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Tiếp đến, để phân biệt với các tình huống bệnh phụ khoa khác, bác sĩ có thể chỉ định chị em tham gia một số xét nghiệm cận lâm sàng như:
- Siêu âm 2D tử cung – phần phụ
- Siêu âm bơm nước buồng tử cung
- Siêu âm 3D dựng hình buồng tử cung
- Chụp X- quang tử cung vòi trứng có sử dụng thuốc cản quang.
- Xét nghiệm máu
Lúc này các bác sĩ sẽ nhìn thấy hình ảnh không liên tục của lớp niêm mạc tử cung. Từ đó, bác sẽ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa bệnh lý này, các chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày. Đảm bảo quan hệ tình dục an toàn, tránh các viêm nhiễm về sinh dục có thể xảy ra. Nếu bạn có ý định muốn bỏ đi em bé, thì hãy đến một bệnh viện y tế chuyên khoa uy tín. Có đầy đủ máy móc hiện đại, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
Điều trị như thế nào?
Bệnh có thể chữa được bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp với việc dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn cần tiến hành thăm khám sớm để bác sĩ làm các xét nghiệm cần thiết xem xét mức độ dính tử cung của bạn là như thế nào. Với việc phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách thành tử cung trước và sau của bạn, sau đó sẽ đặt một dụng cụ vào giữa để ngăn chặn chúng dính trở lại. Sau khi thủ thuật, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc để kích thích lớp nội mạc tử cung dày lên.
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin về dính buồng tử cung. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của bạn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.