Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Đau dây thần kinh tam thoa là gì? Những điều cần biết về đau dây thần kinh tam thoa
Đau dây thần kinh tam thoa là một bệnh hay gặp nhưng ít người biết do sợi thần kinh cảm giác của dây thần kinh bị tổn thương, các cơn đau ngắn, dữ dội, xuất hiện tự nhiên hoặc do kích thích. Vậy đau thần kinh tam thoa có nguy hiểm không?
Tổng quan chung
Dây thần kinh tam thoa (hay dây thần kinh sinh ba) chính là dây thần kinh sọ não V, là một trong những dây thần kinh chính của vùng mặt. Các nhánh của dây thần kinh sinh ba dẫn truyền cảm giác sờ và cảm giác đau ở các vùng mặt, răng, quanh miệng đến não. Ngoài ra dây thần kinh sinh ba còn điều khiển các cơ để nhai và chi phối việc tạo nước mắt và nước bọt.
Đau dây thần kinh là cảm giác đau do dây thần kinh gây nên. Khi bị đau dây thần kinh tam thoa sẽ gây ra đau đột ngột ở một hoặc nhiều nhánh, biểu hiện ở những vùng mà chúng dẫn truyền cảm giác. Cơn đau thường nặng ở các nhánh thứ hai (V2) và thứ ba (V3), thường xuất hiện xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai vùng này. Cơn đau trên trán và xung quanh mắt ít gặp hơn. Đau dây thần kinh sinh ba ít gặp trong trường hợp đau ở cả hai bên mặt, thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của khuôn mặt.
Trong đau dây thần kinh tam thoa, người bệnh sẽ cảm thấy như châm kim, bị đâm thủng bởi dụng cụ sắc bén như dao. Cơn đau thường mất đi sau một vài giây nhưng cũng có thể kéo dài đến hai phút, khoảng cách giữa mỗi cơn đau là vài phút, vài giờ thậm chí là vài ngày. Tuy nhiên, một vài cơn đau có thể lặp lại liên tiếp.
Cơn đau dây thần kinh tam thoa có thể rất bất ngờ và nghiêm trọng đến mức làm người bệnh bị giật. Bệnh nhân bị đau âm ỉ và ấn thấy đau ở các vùng bị ảnh hưởng. Hiện tượng này thường giảm bớt trong một thời gian ngắn. Nếu bệnh nhân có cơn đau liên tục ở vùng mặt thì thường nguyên nhân không phải là do đau dây thần kinh tam thoa gây nên
Triệu chứng
Dấu hiệu đau dây thần kinh tam thoa điển hình là những cơn đau. Cơn đau có đặc điểm:
- Có khi đau tới mức gần như không thể chịu đựng được. Có khi do sợ đau, bệnh nhân không dám ăn do khi nhai sợ bị kích động gây cơn đau, do vậy bệnh nhân bị gầy sút đi.
- Cơn đau khởi phát đột ngột, thường gặp nhất là dạng giống điện giật, thỉnh thoảng dạng như nghiền và xé, nhưng ít khi gặp dạng nóng bỏng.
- Cơn đau này thường ngắn, kéo dài vài giây, nhưng có thể các cơn đau xuất hiện liên tiếp với nhau làm cho cơn đau kéo dài trong một đến hai phút.
- Cơn đau có thể tái đi tái lại hàng ngày không theo quy luật nhất định, tần suất của cơn đau quyết định độ nặng của bệnh.
- Ở bệnh nhân cơn đau phát sinh không rõ nguyên nhân hoặc khi có kích thích như cạo mặt, rửa mặt, nhai, nói, nhăn mặt, chạm vào mặt, thậm chí khi gió thổi vào mặt…
- Cơn đau xuất hiện một bên mặt, luôn luôn khu trú theo phân bố của thần kinh V và thường gặp nhất là giới hạn một trong 3 nhánh.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa theo Hiệp hội Đau đầu quốc tế là: các cơn đau mặt và trán kịch phát mà kéo dài vài giây và dưới 2 phút.
Cơn đau có ít nhất 4 trong các đặc điểm sau:
- Đau đột ngột, dữ dội, nhói, nông, như đâm hay nóng bỏng
- Phân bố dọc theo một hay nhiều nhánh dây thần kinh tam thoa
- Cường độ nặng
- Bị kích thích bởi các vùng cò súng, hay bởi các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ăn, nói, rửa mặt hay đánh răng
- Giữa các cơn bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tam thoa chủ yếu do một mạch máu chèn ép tại gốc của dây thần kinh nơi mà chúng đi từ não ra khỏi hộp sọ. Tuy nhiên, vẫn chưa biết được lý do tại sao khi về già mạch máu lại bắt đầu chèn ép dây thần kinh sinh ba.
Đau dây thần kinh tam thoa có thể là triệu chứng của những bệnh khác, ví dụ như u não, bệnh xơ cứng rải rác hay các bất thường ở nền sọ. Những bệnh này kèm theo triệu chứng đau mặt là đau dây thần kinh số X, đau dây thần kinh sau khi nhiễm herpes, hội chứng Sluder, hội chứng Reader, đau khớp thái dương hàm, đau đầu dạng chùm, đau thần kinh mặt sau chấn thương, đau thần kinh thể gối, đau do bệnh về răng, hốc mắt hoặc xoang. Trong một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
Đau dây thần kinh tam thoa không phổ biến, chủ yếu xảy ra ở người lớn, người già và thường trong độ tuổi từ 60 – 70. Nữ giới thường gặp tình trạng này nhiều hơn nam giới.
Đối tượng nguy cơ
Có một số nguy cơ được xác định của bệnh đau dây thần kinh tam thoa bao gồm: tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, bệnh xơ cứng rải rác.
- Lứa tuổi nguy cơ hay gặp sau tuổi 50.
- Nữ giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn gấp khoảng 1,5 lần nam giới.
- Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ ở phụ nữ.
- Có khoảng 5% bệnh nhân có yếu tố gia đình liên quan đến di truyền.
Chẩn đoán
Chẩn đoán đau dây thần kinh tam thoa chủ yếu dựa trên biểu hiện lâm sàng, song không phải trường hợp nào biểu hiện cũng rõ ràng, có thể gây chẩn đoán nhầm với những bệnh răng miệng. Vì thế, có thể cần thiết phải làm 1 số xét nghiệm như: chụp CT, chụp cộng hưởng từ,… phân biệt đau dây thần kinh V với các bệnh như:
- Phân biệt với bệnh xoang mặt, đau nửa đầu Migraine, thiên đầu thống.
- Phân biệt với bệnh tuyến tai, răng hàm trên hoặc viêm xoang sàng.
- Phân biệt với đau răng hàm dưới.
Phòng ngừa bệnh
Đến nay chưa có biện pháp cụ thể nào được khuyến cáo trong việc phòng ngừa đau dây thần kinh sinh ba. Bạn chỉ có thể hạn chế tiến triển của bệnh bằng cách thay đổi một số thói quen sinh hoạt sau:
- Thay thế các loại thức ăn cứng bằng các thức ăn mềm, dễ nhai
- Tránh làm những việc kích thích vùng mặt khi đang đau
- Khi thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh, hãy đi khám để được điều trị sớm nhằm giảm bớt những khó chịu, đau đớn, duy trì chất lượng sống ổn định.
Chụp MRI được xem là kỹ thuật hữu hiệu nhất trong chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh sinh ba. Do đó, khi thấy xuất hiện dấu hiệu bệnh, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế được trang bị máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ đọc ảnh kinh nghiệm để nhanh chóng phát hiện nguyên nhân gây ra những cơn đau. Những kết quả chụp chiếu sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho vấn đề mà bạn đang mắc phải.
Điều trị như thế nào?
Hai phương pháp chính trong điều trị đau dây thần kinh tam thoa là nội khoa và ngoại khoa, tùy vào mức độ bệnh qua chẩn đoán mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
Điều trị nội khoa
Đau dây thần kinh tam thoa thường không đáp ứng với morphin hay thuốc giảm đau thông thường, vì thế chủ yếu được dùng thuốc giảm đau thần kinh. Đây cũng là một đặc điểm phân biệt đau dây thần kinh tam thoa với các cơn đau dạng khác.
Khi dùng thuốc này để giảm đau, cần lựa chọn thuốc với chủng loại và dùng với liều lượng thích hợp, nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe. Nghiên cứu trên những bệnh nhân bị đau dây thần kinh tam thoa , hầu hết ở giai đoạn đầu vẫn đáp ứng điều trị với nội khoa.
Một nghiên cứu tại Mayo Clinic cho thấy, các bài tập kéo giãn và củng cố cơ bắp, như yoga và pilates, có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh thần kinh tọa. Các bài tập này giúp cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh của cơ lưng, giảm áp lực lên dây thần kinh tọa
Điều trị ngoại khoa
Những bệnh nhân bị đau dây thần kinh tam thoa nặng nề, dùng thuốc không hiệu quả hoặc không thể dùng thuốc sẽ phải can thiệp thủ thuật và phẫu thuật. Các phương pháp can thiệp thường dùng bao gồm: phẫu thuật giải ép vi mạch máu, nhiệt đông dây thần kinh V qua da, chèn ép hạch Gasser qua da, tiêm glycerol trong bể thần kinh sinh ba,…
Trong các phương pháp can thiệp trên thì phẫu thuật giải ép vi mạch máu được áp dụng rộng rãi hiệu quả, gây ít biến chứng và đem lại hiệu quả giảm đau lâu dài.
Như vậy, điều trị đau dây thần kinh V cần dựa trên chẩn đoán chính xác về bệnh và mức độ bệnh, hầu hết bệnh nhân sẽ được hướng dẫn dùng thuốc để giảm đau. Bệnh rất dễ nhầm lẫn với cơn đau do viêm, sưng ở răng miệng, vì thế nếu có những biểu hiện nghi ngờ bệnh nên sớm đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Kết luận
Bệnh thần kinh tọa có thể gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, với sự hiểu biết đúng đắn và phương pháp điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Hãy luôn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý sử dụng thuốc hay phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thần kinh tọa, đừng ngần ngại tìm đến các chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chăm sóc sức khỏe tốt không chỉ giúp bạn sống vui vẻ hơn mà còn ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng về sau.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.