Thói quen làm răng hô gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ
Thói quen làm răng hô ở trẻ phần lớn xuất phát từ sự chủ quan của bố mẹ, vô tình gây khó khăn cho việc vệ sinh và tăng nguy cơ gặp các bệnh lý về răng ở trẻ. Răng hô có thể nhận biết bằng mắt thường gây mất tự tin trong giao tiếp. Giai đoạn trẻ còn nhỏ là thời gian dễ chịu sự tác động của các thói quen xấu làm răng hô mà bố mẹ không biết. Sau đó để chỉnh hình răng, bố mẹ phải mất khá nhiều thời gian và công sức để loại bỏ thói quen xấu cho trẻ trước khi thay răng vĩnh viễn.
Dưới đây là tổng hợp thói quen làm răng hô ở trẻ có thể nhiều bố mẹ vẫn chưa biết, mọi người cùng xem qua nhé.
Các dạng răng hô phổ biến nhất
Răng hô là thuật ngữ quen thuộc mọi người đã từng nghe rất nhiều, nhưng không phải ai cũng biết có bao nhiêu dạng răng hô phổ biến nhất.
- Răng hô môi dày: Xảy ra khi bị mất cân đối răng hàm trên và hàm dưới, không khép miệng lại và làm môi nhọn, dày hơn người khác.
- Răng hô hàm trên: Do cấu trúc xương hàm phát triển nhiều khiến cho xương hàm trên có xu hướng đưa ra ngoài, làm mất cân xứng hai hàm và ảnh hưởng đến hoạt động nhai, tính thẩm mỹ.
- Răng hô hàm dưới: Dấu hiệu hô hàm dưới là cằm bị lệch một bên khi ngậm miệng, răng hàm dưới che răng hàm trên. Nếu không cải thiện sớm sẽ ảnh hưởng đến xương hàm, lệch khớp cắn.
- Răng hô cằm lẹm: Do xương cằm ngắn, đưa vào trong làm khuôn mặt đưa ra trước và không thể khép răng tự nhiên.
- Răng hô hở nướu: Hình dáng răng ngắn, mọc đưa ra ngoài và nướu phủ lấy gần hết răng nên khi cười sẽ hở nướu.
“Răng hô là thuật ngữ quen thuộc mọi người đã từng nghe rất nhiều”
Thói quen làm răng hô ở trẻ bố mẹ cần biết
Các dạng răng hô kể trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như các bệnh lý về răng, thói quen xấu mỗi ngày, yếu tố sinh lý hoặc di truyền. Trong đó, một số thói quen xấu của trẻ dưới đây là nguyên nhân chủ quan bố mẹ có thể can thiệp sớm để khắc phục cho trẻ, bao gồm:
- Thói quen đẩy lưỡi: Đẩy lưỡi là một trong các thói quen xấu ảnh hưởng răng miệng, phần lớn trường hợp này rất khó nhận biết.
- Thói quen bú tay và núm cao su: Bú tay hoặc núm cao su là thói quen của trẻ hình thành do người lớn tập, có thể nhiều người nghĩ rất bình thường nhưng tật này sẽ làm ảnh hưởng đến hàm răng sữa của bé không khít vào nhau được và bị đưa ra trước, tiềm ẩn nguy cơ làm trẻ nói ngọng.
- Thói quen cắn môi: Các bé hầu hết đều có thói quen cắn môi dưới, điều này khiến nhóm răng cửa trên đưa ra, khớp cắn hở cũng làm trẻ phát âm không chuẩn.
“Thói quen đẩy lưỡi là một trong các thói quen xấu ảnh hưởng răng miệng”
Phương pháp giúp cải thiện tình trạng răng hô nhẹ
Dưới đây là hai cách cải thiện tình trạng răng hô nhẹ tại nhà, giúp tiết kiệm chi phí có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi dành cho cả trẻ em lẫn người lớn:
- Cải thiện răng hô bằng tay: Phương pháp này chỉ cần sử dụng ngón tay trỏ hoặc ngón cái để đẩy răng hô về trước. Nếu kiên trì thực hiện khoảng 15 phút mỗi ngày, bạn sẽ thấy kết quả cải thiện rõ rệt.
- Cải thiện răng hô bằng khí cụ niềng răng: Phù hợp với cả người lớn và trẻ em, bố mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để chọn mua các loại khí cụ niềng răng phù hợp với răng miệng của trẻ thực hiện ngay tại nhà.
“Phương pháp này chỉ cần sử dụng ngón tay trỏ hoặc ngón cái để đẩy răng hô về trước”
Đối với trường hợp hô nặng, ngoài 2 phương pháp trên, mọi người có thể lựa chọn niềng răng kéo dài từ 1 – 2 năm hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ để cải thiện hô hiệu quả tại các đơn vị nha khoa uy tín.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết trên, các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ về các thói quen làm răng hô, từ đó có cách can thiệp tình trạng này. Hãy trở thành các bố mẹ thông thái trong việc làm đẹp nụ cười cho bé nhé.
Bật mí 7 cách chăm sóc răng miệng khoẻ đẹp
Răng cửa quặp vào trong có niềng được không? Giải đáp chi tiết
Câu hỏi thường gặp về thói quen làm răng hô ở trẻ
- Răng hô ở trẻ là do nguyên nhân gì?
Răng hô ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân như thói quen xấu, yếu tố di truyền hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến phát triển hàm răng của trẻ.
- Làm sao để nhận biết trẻ có răng hô?
Răng hô có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Một số dấu hiệu nhận biết răng hô ở trẻ bao gồm môi dày, môi nhọn, hàm trên hoặc hàm dưới đưa ra, cằm lệch một bên, răng ngắn và nướu phủ lấy gần hết răng.
- Thói quen đẩy lưỡi có gây răng hô không?
Đúng, thói quen đẩy lưỡi có thể gây ra răng hô ở trẻ. Đẩy lưỡi làm biến dạng hàm răng và gây mất cân đối giữa hàm trên và hàm dưới.
- Thói quen bú tay và núm cao su có ảnh hưởng đến răng hô không?
Thói quen bú tay và núm cao su có thể làm răng hô ở trẻ vì nó làm mất cân đối giữa hàm trên và hàm dưới, đưa răng ra trước và gây nguy cơ nói ngọng.
- Làm thế nào để cải thiện tình trạng răng hô nhẹ ở trẻ?
Có thể cải thiện tình trạng răng hô nhẹ ở trẻ bằng cách đẩy răng hô về trước bằng ngón tay hoặc ngón cái trong một thời gian dài hoặc sử dụng khí cụ niềng răng.
Nguồn: Tổng hợp
