Súp cua bao nhiêu calo? Súp cua có lợi cho sức khỏe không?
Súp cua là một món ăn cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng, đã gắn liền với nhiều gia đình Việt. Vậy, súp cua bao nhiêu calo? Ăn súp cua có mập không? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Súp cua bao nhiêu calo?
Súp cua bao nhiêu calo? Thực tế, súp cua không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn cực kỳ bổ dưỡng. Tuy nhiên, lượng calo có trong món ăn này không giống nhau, mà chúng sẽ còn phụ thuộc vào nguyên liệu ăn kèm được cho vào. Cụ thể như sau:
- Đối với súp cua măng cua: 60 – 90 calo
- Đối với súp cua theo kiểu truyền thống: 230 – 256 calo
- Đối với súp cua óc heo: 280 – 310 calo
- Đối với súp cua trứng muối: 315 – 330 calo
- Đối với súp cua có óc heo trứng bắc thảo: 380 – 400 calo
- Đối với súp cua thập cẩm: 416 – 430 calo
Ngoài ra, trong một ngày thì người bình thường chỉ cần nạp 2000 calo để có thể duy trì các hoạt động sống. Vì vậy, dựa vào mức calo có trong mỗi loại súp cua phía trên, bạn có thể nâng hoặc hạ lượng súp để phù hợp với cơ thể.
Súp cua bao nhiêu calo?
Thành phần dinh dưỡng có trong súp cua
Bên cạnh việc tìm hiểu trong súp cua bao nhiêu calo, bạn cũng cần biết món ăn này mang lại giá trị dinh dưỡng như thế nào. Cụ thể, trong súp sẽ có rất nhiều nguyên liệu, bao gồm bột năng, rau mùi, thịt cua, mộc nhĩ cùng một số gia vị đi kèm. Do đó, trong một chén súp cua sẽ cung cấp các chất, như protein, lipid, sắt, canxi cùng vitamin cho cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng có trong súp cua
Lợi ích của súp cua đối với sức khỏe con người
Nếu món ăn chính mỗi ngày của bạn đều là cơm sẽ rất dễ ngán và gây chán ăn. Vì thế, bạn có thể thay đổi thực đơn bằng súp trong khoảng 1 – 2 ngày. Đừng lo lắng vì súp cua cũng mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể tương đương như cơm trắng, chẳng hạn:
Cung cấp lượng protein lớn cho cơ thể
Do nguyên liệu chính từ súp là thịt cua, vì thế món ăn này sẽ giúp bổ sung lượng lớn protein cho cơ thể. Hơn thế nữa, hàm lượng protein có trong thịt cua hoàn toàn không chứa chất béo bão hòa, đồng thời cung cấp từ 8 – 10 axit amin cần thiết, như isoleucine, lysine, methionine, threonine, valine, phenylalanine, leucine và tryptophan cho cơ thể.
Bổ sung nhiều omega-3
Bên cạnh nguồn protein dồi dào, trong súp cua còn chứa lượng lớn omega-3. Đây là chất không chỉ có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch mà còn hỗ trợ cho não bộ phát triển tốt hơn. Ngoài ra, hàm lượng omega-3 được cung cấp cho cơ thể còn làm hạn chế sự phát triển của các tế bào gốc tự do.
Ăn súp cua giúp não bộ phát triển
Ngăn ngừa oxy hóa
Trong thịt cua có chứa chất selenium, giúp ngăn ngừa oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ đó, phòng chống nguy cơ mắc các bệnh về ung thư, gồm ung thư gan, ung thư phổi hay ung thư vú một cách hiệu quả.
Giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn
Vitamin B2 có trong thịt cua sẽ giúp sản xuất steroid cùng với hồng cầu, có tác dụng hấp thụ chất sắt và hỗ trợ các hoạt động của chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, do tính chất của vitamin sẽ bị tan trong nước đồng thời không được lưu trữ trong cơ thể, chúng phải được hấp thụ thông qua chế độ ăn uống. Vậy nên, bạn có thể cung cấp dưỡng chất này thông qua súp cua.
Súp cua giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn
Xem thêm: Chân gà bao nhiêu calo? Lợi ích đáng kể từ món ăn phổ thông
Hướng dẫn cách nấu súp cua thơm ngon tại nhà
Ngoài việc tìm hiểu súp cua bao nhiêu calo cùng với các thành phần dinh dưỡng có trong chúng, liệu bạn đã biết cách nấu súp cua tại nhà chưa? Chần chờ gì nữa mà hãy cùng Pharmacity vào bếp với công thức nấu súp ngon – bổ – rẻ ngay dưới đây.
Chuẩn bị nguyên liệu
Các nguyên liệu cần thiết cho món súp cua, gồm:
- 300g ức gà có xương
- 300g cua biển dạng thịt (từ 2 – 3 con)
- 150g đậu xanh đã được cà sạch vỏ
- 100 – 200g hạt đậu Hà Lan, hạt ngô,…
- 100g nấm hương
- 3 – 4 quả trứng gà
- 10 – 20 quả trứng cút
- 50g bột năng
- Các loại rau, gồm rau ngò, hành phi, cà rốt
- Một số gia vị như muối, bột nêm, hạt tiêu, dầu mè,…
Hướng dẫn từng bước nấu súp cua
Các bước nấu súp cua được thực hiện theo trình tự như sau:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. Đối với ức gà nên rửa nước muối, sau đó luộc chung với gừng khoảng 5 phút, vớt ra, tách thịt và xương để riêng. Tiếp tục, cho phần xương vào nồi hầm để lấy phần nước ngọt nấu súp, phần thịt thì xé nhỏ cho vào tô. Còn cua sẽ cho vào nồi nước hầm xương, nấu khoảng 15 phút thì vớt ra, bóc lấy thịt cua và xé nhỏ. Riêng trứng cút thì luộc và bóc vỏ, nấm hương ngâm khoảng 20 – 30 phút với nước lạnh, rửa sạch và cắt sợi.
- Bước 2: Chế biến món ăn. Hầm xương gà khoảng 1 tiếng thì vớt ra, cho đậu Hà Lan cùng ngô, nấm, cà rốt vào khuấy đều và nêm gia vị. Tiếp theo, đập trứng gà cho vào nồi súp. Sau cùng là hòa bột năng với nước để tạo độ sánh cho món ăn. Lưu ý, nên khuấy trước với nước sau đó mới cho vào nồi để tránh trường hợp bị vón cục.
- Bước 3: Thưởng thức món ăn. Cuối cùng, cho thịt cua, gà xé sợi và trứng cút vào nồi. Đợi khoảng 2 phút là bạn đã có thể múc súp ra chén, cho rau vào và thưởng thức rồi nhé!
Cách nấu súp cua thơm ngon tại nhà
[Giải đáp] Ăn súp cua có mập không?
Ăn súp cua có mập không? Thực tế thì việc thưởng thức món ăn này vừa đủ sẽ không khiến cơ thể bị tăng cân. Bởi theo nguyên tắc giảm cân lành mạnh thì bạn chỉ cần duy trì lượng calo nạp vào luôn thấp hơn so với lượng calo tiêu thụ. Vì thế, sau khi đã biết trong một chén súp cua bao nhiêu calo, bạn có thể dựa vào đó để cân bằng mức năng lượng cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.
Ngoài ra, cách chế biến và nguyên liệu ăn kèm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến lượng calo trong súp. Do đó, bạn nên lựa chọn nguyên liệu phù hợp để không cần phải lo lắng về việc tăng cân khi thưởng thức món ăn bổ dưỡng này.
Ăn súp cua có mập không?
Những lưu ý cần biết khi ăn súp cua
Tuy được xem là món ăn ngon – bổ – rẻ, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua những rủi ro nếu ăn súp cua sai cách. Vậy nên, dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể tham khảo:
- Người bệnh gút không nên ăn súp cua: Theo các y bác sĩ, do trong súp cua chứa rất nhiều chất sodium và purines sẽ dễ làm khớp bị viêm, sưng và đau nhiều hơn.
- Hạn chế ăn súp khi cơ thể không khỏe: Đặc biệt là khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề như đầy hơi, đau bụng, hay khó tiêu thì nên hạn chế ăn súp cua bởi nó sẽ khiến tình trạng tiêu hóa của bạn tệ hơn.
- Người bị bệnh tim mạch hay huyết áp nên hạn chế ăn súp cua: Vì chúng có chứa lượng lớn cholesterol sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể.
- Không ăn súp khi cơ thể bị dị ứng với hải sản: Do trong món ăn này nguyên liệu chính là thịt cua sẽ khiến dễ cơ thể bị ngứa, nổi mẩn và nặng nhất là bị nổi mề đay.
Những lưu ý cần biết khi ăn súp cua
Tóm lại, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc toàn bộ thông tin về súp cua bao nhiêu calo cùng với những tác dụng tuyệt vời từ món ăn này mang lại. Từ đó, bạn cũng có thể thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với cơ thể. Đặc biệt, đối với người có nhu cầu giảm cân, bên cạnh việc ăn súp cũng nên kết hợp với chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn nhé!