Quan hệ vào ngày an toàn: chu kỳ kinh nguyệt và cách tính chính xác
Quan hệ vào ngày an toàn là một trong số những biện pháp tránh thai được nhiều người ưa chuộng. Vậy ngày an toàn của con gái là khi nào và làm thế nào để tính chính xác ngày an toàn? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm về ngày an toàn của con gái nhé!
Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt
Theo chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ, “ngày an toàn” là khái niệm dùng để chỉ những ngày có tỷ lệ thụ thai thấp.
Tuy nhiên, ngày an toàn không chính xác hoàn toàn mà phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Nên trước khi muốn tránh thai bằng cách dựa vào “ngày an toàn”, nữ giới cần hiểu được chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Chu kỳ kinh nguyệt là một vòng lặp những thay đổi định kỳ tự nhiên bên trong buồng trứng và tử cung của người phụ nữ, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản.
Nhờ có chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra việc sản sinh trứng và có môi trường bên trong tử cung có thể đón trứng đã thụ tinh để mang thai.
Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn hành kinh: Lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và đi ra ngoài cơ thể thông qua ngả âm đạo dưới hình thức là chảy máu kinh. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 – 5 ngày.
- Giai đoạn nang trứng: Bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh và kết thúc bằng sự rụng trứng. Trong giai đoạn này, nang trứng sẽ phát triển và chuẩn bị cho quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Giai đoạn rụng trứng: Nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao và trứng rụng ra khỏi nang trứng. Trứng chỉ tồn tại được trong 24 giờ.
- Giai đoạn hoàng thể: Nang trứng bị vỡ sẽ biến đổi thành hoàng thể và bắt đầu giải phóng hormone để làm dày niêm mạc tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mang thai.
Cách tính ngày an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn
Ngày an toàn của con gái là khi nào?
Chu kỳ kinh nguyệt của nữ thường kéo dài từ 28 – 32 ngày. Theo đó, ngày an toàn của con gái được chia ra thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn an toàn tương đối: Tính từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 9 của chu kỳ kinh nguyệt. Đây là lúc sắp rụng trứng, nhưng không biết chính xác khi nào sẽ rụng. Tuy nhiên, tinh trùng có thể sống trong cơ thể phụ nữ 2 – 3 ngày nên vẫn có khả năng thụ thai nếu trứng rụng không đúng như dự tính.
- Giai đoạn an toàn tuyệt đối: Đối với chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, ngày an toàn tuyệt đối là từ ngày 18 đến ngày 28 của chu kỳ. Xác suất mang thai trong giai đoạn này rất thấp do trứng mới rụng xong và đang teo dần.
- Giai đoạn nguy hiểm: Giai đoạn từ ngày 9 đến ngày 18 trong chu kỳ kinh nguyệt có khả năng mang thai rất cao nên tốt nhất không nên quan hệ trong khoảng thời gian này.
Cách tính cụ thể ngày an toàn đối với từng chu kỳ kinh
Đối với người có chu kỳ kinh dài 32 ngày, ví dụ ngày đầu tiên có kinh nguyệt là 08/06, ngày kết thúc là 08/07 và ngày 09/07 là ngày bắt đầu kỳ kinh kế tiếp. Ngày rụng trứng sẽ rơi vào khoảng giữa của chu kỳ kinh nguyệt, tức là ngày thứ 16 của chu kỳ (21/06). Lúc này, ngày an toàn tuyệt đối sẽ được tính từ ngày rụng trứng cộng thêm 5 ngày, tức là từ 26/06 – 08/07.
Đối với người có chu kỳ kinh 30 ngày, ví dụ ngày đầu tiên là 06/05, ngày kết thúc là 06/06 và 07/06 là ngày bắt đầu một kỳ kinh mới. Ngày an toàn tuyệt đối được tính từ ngày rụng trứng cộng 5 ngày, tức là từ 26/05 – 06/06.
Đối với người có chu kỳ kinh 25 ngày, ví dụ ngày đầu tiên là 07/06, ngày kết thúc là 01/07 và 02/07 là ngày bắt đầu chu kỳ mới. Ngày an toàn tuyệt đối sẽ là ngày rụng trứng cộng 5 ngày, tức là khoảng 24/06 – 01/07.
Trên đây là một số thông tin về chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới cũng như cách tính ngày an toàn. Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể biết cách tính được ngày an toàn của con gái để tránh có thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng biện pháp này chỉ có tính tương đối và không thể đảm bảo 100% hiệu quả.
Lời khuyên từ Pharmacity:
- Để đảm bảo an toàn trong việc tránh thai, bạn nên sử dụng nhiều biện pháp tránh thai khác nhau cùng lúc, như bao cao su hoặc các biện pháp tránh thai khẩn cấp.
- Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các phương pháp tránh thai hiệu quả và an toàn, hãy tìm đến nhà thuốc Pharmacity gần nhất để được tư vấn chi tiết.
Các câu hỏi thường gặp về việc tính ngày an toàn và tránh thai:
- Làm thế nào để tính chính xác ngày an toàn của mình?
Để tính chính xác ngày an toàn, bạn cần biết chu kỳ kinh nguyệt của mình. Ghi lại ngày bắt đầu và kết thúc chu kỳ kinh nguyệt trong vài tháng, sau đó tính toán ngày thụ tinh dự kiến (ngày rụng trứng) và cộng thêm thời gian an toàn tương đối và tuyệt đối. - Biện pháp ngừng quan hệ trong ngày an toàn có hiệu quả không?
Biện pháp ngừng quan hệ trong ngày an toàn chỉ có hiệu quả tương đối và không thể đảm bảo 100% tránh thai. Tinh trùng có thể sống trong cơ thể phụ nữ trong thời gian kéo dài và không thể dự đoán chính xác ngày rụng trứng. - Có cách tính ngày an toàn đơn giản hơn không?
Đối với những người muốn có phương pháp đơn giản hơn để tính ngày an toàn, có thể sử dụng các ứng dụng di động hoặc các bảng đồ chu kỳ kinh nguyệt để tính toán ngày an toàn dựa trên thông tin về chu kỳ kinh nguyệt. - Ngày an toàn có thể thay đổi theo thời gian không?
Đúng, ngày an toàn có thể thay đổi theo thời gian và cơ địa của từng người. Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như stress, sự thay đổi nội tiết tố và tình trạng sức khỏe chung. - Tôi có thể tự áp dụng biện pháp tránh thai này không?
Tuy tính ngày an toàn có thể áp dụng tự điều chỉnh, nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế chuyên môn.
Nguồn: Tổng hợp
