Phác đồ điều trị kháng sinh trong viêm phổi tại bệnh viện
Viêm phổi là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp rất phổ biến và có tỷ lệ tử vong rất cao tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Đối với bệnh viêm phổi, sử dụng kháng sinh là một biện pháp quan trọng và cần thiết. Vậy phác đồ điều trị kháng sinh trong viêm phổi tại bệnh viện như thế nào?
Tìm hiểu chung về bệnh viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng các nhu mô phổi ở một hoặc cả hai lá phổi và có kèm theo sự sản xuất dịch tiết trong các phế nang. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi như virus, vi khuẩn, nấm và một số tác nhân khác, tuy nhiên không bao gồm trực khuẩn lao. Bệnh viêm phổi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Tuỳ vào tác nhân gây bệnh, độ tuổi cũng như tình trạng sức khoẻ tổng thể của từng người mà bệnh viêm phổi có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng. Bệnh viêm phổi được chia thành các dạng như sau:
- Viêm phổi mắc phải cộng đồng;
- Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện;
- Viêm phổi có liên quan đến hình thức thở máy;
- Viêm phổi có liên quan đến chăm sóc y tế;
- Viêm phổi do hít phải.
Sốt cao là một dấu hiệu điển hình của bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi thường khởi phát và phát triển mạnh vào mùa đông hoặc khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh viêm phổi:
- Trẻ em dưới 5 tuổi;
- Người cao tuổi;
- Phụ nữ mang thai;
- Người suy giảm hệ miễn dịch;
- Người điều trị bệnh tại bệnh viện trong thời gian dài;
- Người mắc phải các bệnh lý mãn tính như hen suyễn, tim mạch, COPD…;
- Người nghiện hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém, sinh sống và làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm…
Sốt cao là một dấu hiệu điển hình của bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi thường khởi phát một cách đột ngột với các triệu chứng điển hình như:
- Sốt cao.
- Đau tức ngực ở bên phổi bị tổn thương.
- Ho tăng dần, từ ho khan đến ho có đờm đặc màu xanh, vàng hoặc gỉ sắt.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau bụng, chứng bụng.
- Khó thở ở bệnh nhân viêm phổi nặng hoặc mắc bệnh lý nền.
Bệnh viêm phổi cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Trong đó, việc điều trị bệnh viêm phổi cần sử dụng thuốc kháng sinh là điều cần thiết. Vậy phác đồ điều trị kháng sinh trong viêm phổi tại bệnh viện như thế nào?
Phác đồ điều trị kháng sinh trong viêm phổi tại bệnh viện
Trước khi tìm hiểu về phác đồ điều trị kháng sinh trong viêm phổi, bạn cần nắm được nguyên tắc điều trị bệnh viêm phổi, cụ thể như sau:
- Điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt: Trong điều trị bệnh viêm phổi, kháng sinh cần được chỉ định sử dụng sớm nhất có thể.
- Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm: Các loại thuốc kháng sinh được lựa chọn trong điều trị viêm phổi phải bao phủ được toàn bộ các loại vi khuẩn có khả năng là tác nhân gây ra bệnh.
- Điều chỉnh loại kháng sinh và liều lượng khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn cũng như kháng sinh đồ.
- Thời gian sử dụng kháng sinh: Thông thường thời gian điều trị kháng sinh kéo dài trong 7 ngày, tuy nhiên có thể kéo đến 15 – 21 ngày tuỳ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh và thể trạng của bệnh nhân.
- Điều trị toàn diện cho bệnh nhân: Cần đảm bảo điều trị toàn diện cho người bệnh, bao gồm điều trị biến chứng, hồi sức tích cực, bệnh lý nền, dinh dưỡng, dự phòng tắc nghẽn mạch…
Phác đồ điều trị kháng sinh trong viêm phổi cần kéo dài ít nhất trong 7 ngày
Phác đồ điều trị kháng sinh trong viêm phổi tại bệnh viện sẽ được phân từng, tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, cụ thể:
Nhóm 1: Bệnh nhân viêm phổi tại bệnh viện mức độ nặng hoặc có các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn đa kháng (MRSA)
Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng 2 trong các loại kháng sinh sau:
- Piperacillin/tazobactam;
- Cefepime;
- Ceftazidim;
- Imipenem/cilastatin;
- Meropenem;
- Doripenem;
- Aztreonam;
- Levofloxacin;
- Ciprofloxacin;
- Amikacin;
- Gentamicin;
- Tobramycin.
Đồng thời, kết hợp với 1 trong các loại kháng sinh sau nhằm chống lại các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn đa kháng, bao gồm:
- Vancomycin;
- Teicoplanin;
- Linezolid.
Nhóm 2: Bệnh nhân viêm phổi tại bệnh viện mức độ nhẹ và có yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn đa kháng
Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng 2 trong các loại kháng sinh sau:
- Piperacillin/tazobactam;
- Cefepime;
- Ceftazidim;
- Imipenem/cilastatin;
- Meropenem;
- Doripenem;
- Aztreonam;
- Levofloxacin;
- Ciprofloxacin;
- Amikacin;
- Gentamicin;
- Tobramycin.
Đồng thời, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng kết hợp thêm với 1 trong các loại kháng sinh dưới đây nhằm chống lại các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn đa kháng, bao gồm:
- Vancomycin;
- Teicoplanin;
- Linezolid.
Nhóm 3: Bệnh nhân viêm phổi tại bệnh viện mức độ nhẹ và không có yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng
Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng 1 trong các loại kháng sinh sau:
- Piperacillin/tazobactam;
- Cefepime;
- Ceftazidim;
- Imipenem/cilastatin;
- Meropenem;
- Doripenem;
- Aztreonam;
- Levofloxacin;
- Ciprofloxacin;
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là tử vong. Do đó, việc phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này là rất cần thiết. Dưới đây là các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm phổi, cụ thể như sau:
- Rửa tay: Thường xuyên rửa tay với xà phòng là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi hiệu quả.
- Không hút thuốc lá: Các chất độc hại có trong thuốc lá gây ảnh hưởng xấu đến khả năng chống lại sự nhiễm trùng của phổi.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh bị viêm nhiễm đường hô hấp: Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh viêm phổi là một yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa viêm phổi.
- Duy trì các thói quen lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện cơ thể đều đặn, nghỉ ngơi đầy đủ và bảo vệ môi trường xung quanh…
- Tiêm phòng vắc xin đầy đủ: Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm nhằm ngăn chặn bệnh cúm mùa có thể dẫn đến viêm phổi.
- Tránh bị viêm phổi sau khi phẫu thuật: Thực hiện các biện pháp và bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi phẫu thuật nhằm hạn chế biến chứng dẫn đến viêm phổi sau phẫu thuật.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm phổi và phác đồ điều trị kháng sinh trong viêm phổi tại bệnh viện. Đồng thời, cũng nêu ra những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi đơn giản và hiệu quả để bạn có thể tham khảo.
Câu hỏi thường gặp
1. Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không?
Đúng, bệnh viêm phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, viêm phúc mạc, viêm mạc phổi, suy hô hấp, thở nhường, thở nhanh, thở khò khè…
2. Viêm phổi có thể lây nhiễm không?
Có, viêm phổi có thể lây nhiễm từ người nhiễm bệnh hoặc qua tiếp xúc với đồ vật, môi trường mà người bệnh đã tiếp xúc.
3. Bệnh viêm phổi có thuốc kháng sinh điều trị không?
Đúng, viêm phổi cần điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
4. Cách phòng ngừa viêm phổi hiệu quả như thế nào?
Các biện pháp phòng ngừa viêm phổi hiệu quả bao gồm rửa tay sạch, không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với người bệnh, duy trì thói quen lành mạnh, tiêm phòng vắc xin và tránh bị viêm phổi sau phẫu thuật.
5. Viêm phổi có điều trị tại nhà được không?
Viêm phổi nên được điều trị tại bệnh viện để có sự giám sát và quan tâm chuyên sâu từ các bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn: Tổng hợp