Rối loạn sự thích ứng (Hội chứng phản ứng với stress)
Rối loạn sự thích ứng (Hội chứng phản ứng với stress) là gì?
Phản ứng stress cấp là những sang chấn tâm lý rất mạnh, gây đau khổ và khó chịu cho bản thân người bệnh, được đặc trưng bởi một rối loạn tâm thần nhất thời, rất trầm trọng.
Những sang chấn đủ lớn như: người thân mất, bị đe dọa tính mạng, thảm họa, tai nạn… hay những căng thẳng mâu thuẫn kéo dài, áp lực công việc, bị giam cầm… Đặc biệt hay gặp trong những trường hợp dễ thay đổi tâm sinh lý như dậy thì, tiền mãn kinh, suy nhược cơ thể…
Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp
Rối loạn căng thẳng cấp tính (Acute Stress Disorder – ASD) liên quan đến các phản ứng căng thẳng cấp tính phát triển trong vòng 1 tháng sau khi tiếp xúc với một sự kiện đau thương. Những phản ứng căng thẳng này bao gồm:
- Những ký ức xâm lấn về chấn thương
- Tránh các tác nhân kích thích nhắc nhở bệnh nhân về chấn thương
- Tâm trạng tiêu cực
- Các triệu chứng phân ly (bao gồm mất trí nhớ và mất trí nhớ)
- Tránh nhắc nhở
- Tăng hưng phấn
Người bệnh sẽ có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau:
- Cảm giác chết lặng (nên gọi không được)
- Cảm giác tan rã hoặc mất đáp ứng cảm xúc (không khóc nổi)
- Giảm nhận thức của người bệnh với xung quanh (không ý thức được những nguy hiểm đang xảy ra)
- Giải thể thực tại (không nhận thức được tình hình thực tế xung quanh)
- Giải thể nhân cách (không ý thức được về sự tồn tại của bản thân mình)
- Quên phân ly (quên tất cả các hiện tượng mà không có căn nguyên gì).
Những biểu hiện thường gặp của bệnh sau khi tiếp xúc với tác nhân gây stress:
- Sợ hãi, bất lực, bất an hoặc ghê rợn.
- Khó ngủ, dễ cáu giận, buồn rầu, lo lắng, hoặc biểu hiện ở những giấc mơ, gặp ác mộng, ảo tưởng, hồi tưởng quá khứ… hoặc những dấu hiệu rõ rệt của rối loạn lo âu.
- Không muốn giao tiếp xung quanh, né tránh với các không gian hoặc đối tượng và lời nói kích thích làm người bệnh nhớ lại sang chấn.
- Người bệnh giật mình, thu hẹp sự chú ý.
- Không nhận thức được tình hình thực tế xung quanh, không có đáp ứng với cảm xúc, sững sờ.
- Không nhận thức được sự tồn tại của bản thân hoặc có sự sai lệch không gian và thời gian.
- Quên phân ly (không nhớ một khía cạnh nào đó của sang chấn)
- Sang chấn hoặc cảm giác đau khổ khi có các sự kiện gợi lại sang chấn cũ.
- Người bệnh không thực hiện các công việc bình thường hàng ngày như lao động, học tập.
Các rối loạn này kéo dài từ 2 ngày đến tối đa 4 tuần và xuất hiện trong phạm vi 4 tuần sau sang chấn rồi tự hết. Nó không phải là hậu quả trực tiếp của các chất ma túy hay thuốc, cũng không phải do các bệnh nội khoa gây ra; không đủ để chẩn đoán rối loạn loạn thần ngắn, và không phải là sự tăng hoạt các rối loạn nhân cách có sẵn.
Chẩn đoán và cách phòng ngừa
Chẩn đoán
Để chẩn đoán tình trạng stress bác sĩ sử dụng bảng câu hỏi để hiểu nguyên nhân, thời gian xuất hiện căng thẳng của người bệnh và mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào.
Nếu người bệnh bị stress mạn tính, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng do căng thẳng gây ra, chẳng hạn huyết áp cao, nhịp tim rối loạn để chẩn đoán và điều trị.
Cách phòng ngừa
- Trước hết phải cô lập được stress: người bệnh cần được đưa ra khỏi môi trường gây chấn thương tâm lý càng sớm càng tốt.
- Mọi người xung quanh cần giữ vững tình trạng tâm lý cho người bệnh, động viên an ủi người bệnh, hướng dẫn cách tập thở chậm.
- Liệu pháp thư giãn giúp cơ thể và tâm trí không còn căng thẳng lo lắng.
- Liệu pháp tập tính:
- Điều chỉnh lại cách sống: làm cho đối tượng ý thức rõ rệt lợi ích của sự cân bằng hài hoà giữa hoạt động và thư giãn để tăng cường sức đề kháng với stress.
- Khẳng định bản thân: Giúp người bệnh làm chủ được tình huống, cho người bệnh tập đối phó lại với các tình huống stress.
- Tập luyện các môn thể thao, giao lưu văn hóa văn nghệ, du lịch, giải trí giúp người bệnh có điều kiện hòa nhập trở lại với xã hội.
- Điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi có chỉ định.