Dấu hiệu thai yếu và cách đối phó hiệu quả
Thai kỳ khỏe mạnh và sinh con suôn sẻ là mong ước của tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên, không ít trường hợp mẹ bầu gặp phải hiện tượng thai yếu, thai chết lưu hoặc thai ngừng phát triển. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu của thai yếu là vô cùng quan trọng để hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận biết và nắm rõ cách xử lý khi gặp phải thai yếu.
Dấu hiệu thai yếu mà các mẹ nên đề phòng
- Ra máu bất thường: Trong thời gian tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), hiện tượng ra máu bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, thậm chí là sảy thai. Nếu các mẹ thấy ra máu quá nhiều, nên nhanh chóng tới cơ sở bệnh viện để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
- Ngứa toàn thân: Đa số các chị em có biểu hiện ngứa và rạn da khi mang thai. Tuy nhiên, nếu hiện tượng ngứa xảy ra liên tục đi kèm với sốt, vàng da, nước tiểu màu nhạt,… thì nên đi khám bệnh nhanh chóng vì đây có thể là biểu hiện của bệnh biến ứ mật dẫn đến tích tụ axit mật ở trong gan. Ngoài ra, ngứa toàn thân liên tục có thể là biểu hiện mẹ bầu nên lưu ý.
- Tiết dịch âm đạo nhiều: Khi mang thai, cơ thể sẽ tăng tiết dịch âm đạo do có sự thay đổi nội tiết tố. Thông thường, dịch âm đạo sẽ có màu trong suốt hoặc trắng ngà, không kèm theo mùi hôi. Nhưng nếu mẹ bầu thấy xuất hiện dịch âm đạo màu vàng, hơi ngả xanh và kèm theo mùi hôi, thì nên đi khám bệnh vì đây là dấu hiệu của bệnh viêm cổ tử cung và có khả năng sảy thai cao.
- Sốt cao: Sốt cao là biểu hiện nghiêm trọng cảnh báo các mẹ có thể bị mắc một số bệnh nhiễm trùng. Nếu đi kèm với các triệu chứng khác như đau khớp, phát ban,… thì cần đi khám bệnh ngay lập tức vì có thể do vi trùng gây điếc bẩm sinh ở thai nhi.
- Thai nhi ít đạp: Thai có biểu hiện ít đạp có thể là dấu hiệu thai yếu bất thường. Nếu sau tuần 28 của thai kỳ, thai nhi đang cử động bình thường mà tự dưng ít đạp, có thể là do bé đang ngủ hoặc bị mất nước. Tuy nhiên, điều này cũng có thể do dây rốn khiến bé bị tổn thương nên các mẹ cần phải cẩn thận.
- Ra sữa non sớm: Thực tế, mẹ bầu có thể tiết ra sữa non sớm từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện kèm triệu chứng đau bụng hoặc chảy máu âm đạo, nên đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức vì liên quan đến sự phát triển của bào thai và tiềm ẩn nguy cơ sảy thai.
- Mẹ bầu đi tiểu quá ít: Sự phát triển liên tục của thai nhi sẽ đè lên bàng quang khiến cho mẹ cảm thấy luôn căng cứng và liên tục cảm thấy buồn tiểu. Nếu cả ngày không đi tiểu hoặc đi quá ít, không được chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tới sức khỏe của thai nhi đang không được ổn định.
- Chuột rút quá nhiều: Trong quá trình mang thai, hiện tượng chuột rút thường xảy ra do lưu lượng máu kém. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài và ngày càng trầm trọng, nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ đưa ra lời khuyên điều trị bệnh.
- Đau lưng dữ dội: Đau lưng là triệu chứng phổ biến khi mẹ bầu đang trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển gây ra áp lực lên vùng cột sống và lưng dưới. Nếu cơn đau xuất hiện từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng, đây có thể là dấu hiệu thai yếu. Lúc này, mẹ nên đi khám bệnh để được điều trị kịp thời.
“Khi nhận thấy dấu hiệu thai yếu, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để thăm khám cẩn thận. Bên cạnh đó, việc bồi bổ, thêm vào thực đơn hàng ngày các món ăn giàu dinh dưỡng là điều cần thiết.”
Cách dưỡng thai yếu an toàn ngay tại nhà
Khi gặp phải dấu hiệu thai yếu, thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để thăm khám cẩn thận. Bên cạnh đó, việc bồi bổ, thêm vào thực đơn hàng ngày các món ăn giàu dinh dưỡng là rất quan trọng. Dưới đây là các thực phẩm mẹ bầu không nên bỏ qua:
- Thực phẩm bổ sung canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển bộ khung xương của trẻ. Các mẹ nên ăn cam, bánh mì nguyên cám, đậu phụ, sữa chua, rau xanh sẫm màu (rau lang, rau dền, cải xoăn, cải bó xôi,…) và các loại hạt (hạnh nhân, ngũ cốc, hạt vừng,…).
- Thực phẩm bổ sung axit folic: Axit folic giúp hồng cầu khỏe mạnh và sản xuất lượng máu cần thiết cho thai kỳ. Ngoài ra, dưỡng chất này còn hỗ trợ vào quá trình phát triển của não và hạn chế khuyết tật ống thần kinh. Mẹ bầu nên ăn trái cây họ cam, quýt, các loại hạt, các loại rau xanh lá như xà lách romaine, bông cải xanh, cải xoăn,… và đậu lăng, đậu tây.
- Thực phẩm bổ sung protein: Protein là chất dinh dưỡng quan trọng để xây dựng và phát triển sức khỏe cho bé. Mẹ nên ăn hải sản, trứng, đậu Hà Lan, thịt heo, thịt bò,… và các sản phẩm từ đậu nành.
“Bài viết đã cảnh báo cho mẹ bầu những dấu hiệu thai yếu cũng như những loại thực phẩm ngăn ngừa thai yếu. Tuy nhiên, nếu thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh, nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.”
Lời khuyên từ Pharmacity:
1. Làm thế nào để phát hiện sớm dấu hiệu thai yếu?
- Đi khám thai định kỳ đúng lịch.
- Theo dõi các biểu hiện không bình thường như ra máu âm đạo, sốt cao, đau bụng dữ dội, tiết dịch âm đạo bất thường, và các triệu chứng khác.
- Tìm hiểu về dấu hiệu thai yếu để phát hiện kịp thời.
2. Tại sao việc bồi bổ dinh dưỡng là quan trọng để ngăn ngừa thai yếu?
- Dinh dưỡng cân đối giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
- Vitamin và khoáng chất cần thiết giúp xây dựng hệ thống xương, thần kinh và tăng cường miễn dịch cho thai nhi.
- Canxi và axit folic đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi.
3. Thực phẩm nào giàu canxi, axit folic và protein mà mẹ bầu nên ăn?
- Canxi: cam, bánh mì nguyên cám, đậu phụ, sữa chua, rau xanh sẫm màu và các loại hạt.
- Axit folic: trái cây họ cam, quýt, các loại hạt, các loại rau xanh lá và đậu lăng, đậu tây.
- Protein: hải sản, trứng, đậu Hà Lan, thịt heo, thịt bò và các sản phẩm từ đậu nành.
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu thai yếu?
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào như ra máu bất thường, sốt cao, đau lưng dữ dội, ngứa toàn thân, chuột rút quá nhiều, mẹ bầu nên đi khám ngay lập tức.
- Nếu mẹ bầu đi tiểu quá ít, thai nhi ít đạp hoặc có bất kỳ biểu hiện không bình thường nào khác, cần thăm khám để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
5. Làm thế nào để hạn chế thai yếu?
- Đi khám thai định kỳ và thực hiện những xét nghiệm cần thiết.
- Ăn đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ.
- Thường xuyên tham gia vào các buổi tập luyện mang thai và thực hiện những động tác giúp tăng cường sức khỏe.
Nguồn: Tổng hợp
