Đau bụng dưới trễ kinh: nguyên nhân và cách điều trị
Đau bụng dưới trễ kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu… Khi cơ thể có những biểu hiện này, không nên chủ quan vì nó có thể để lại các di chứng vô cùng nghiêm trọng.
Chu kỳ kinh nguyệt và những biểu hiện bất thường
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc ở tử cung theo chu kỳ ở nữ giới. Thông thường, kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên ở nữ giới trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi. Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày, tuy nhiên ở một số người chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hoặc dài hơn từ 3 – 5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi lần hành kinh từ 50ml đến 150ml. Hiện tượng đau bụng dưới trễ kinh có thể là kết quả của một bệnh lý hay một thay đổi nào đó của cơ thể.
“Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt có những bất thường về số ngày hành kinh, lượng máu kinh so với những chu kỳ kinh nguyệt bình thường trước. Đây có thể là kết quả của bất thường nào đó của cơ thể.”
Chậm kinh hay trễ kinh là một bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Đây là hiện tượng kinh nguyệt không xuất hiện khi đến kỳ hành kinh. Nếu như đã qua 35 ngày kể từ ngày hành kinh của chu kì trước mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì được coi là trễ kinh. Nếu trong 3 chu kì liên tiếp mà không có kinh nguyệt thì được gọi là vô kinh. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới trễ kinh
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới trễ kinh thường gặp:
“Chậm kinh do có thai: Đây là nguyên nhân dễ đoán và phổ biến nhất, báo hiệu rằng bạn đã có em bé. Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, lớp niêm mạc tử cung sẽ được tăng sinh để chuẩn bị cho trứng đã được thụ tinh vào làm tổ. Nếu như không có hiện tượng thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bị loại bỏ và gây ra hiện tượng hành kinh. Ngược lại nếu như có quá trình thụ tinh, trứng được thụ tinh sẽ làm tổ ở tử cung, lớp niêm mạc sẽ tiếp tục phát triển để nuôi dưỡng thi nhi. Do vậy, nếu bạn bị chậm kinh thì có khả năng đã có thai, hãy sử dụng que thử thai để kiểm tra lại.”
“Giảm hoặc tăng cân quá mức: Việc tăng cân quá mức trong thời gian ngắn sẽ khiến cơ thể tiết ra một lượng hormon estrogen rất lớn, ngược lại việc giảm cân quá mức trong thời gian ngắn sẽ làm lượng hormone estrogen giảm sút nghiêm trọng. Việc mất cân bằng nội tiết tố này sẽ làm rối loạn kinh nguyệt, có thể gây trễ kinh.”
“Chế độ sinh hoạt không điều độ: Căng thẳng, sinh hoạt không điều độ, không khoa học như làm việc quá sức, căng thẳng thường xuyên, ăn ngủ thất thường cũng có thể là các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.”
“Tác dụng phụ của một số thuốc: Một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc cũng là nguyên nhân của trễ kinh. Một số loại thuốc dễ gây trễ kinh như thuốc nội tiết, thuốc an thần, thuốc tránh thai…”
“Do bệnh phụ khoa: Các bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, suy buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng. Nếu máu kinh có hiện tượng vón cục, mùi khó chịu hay màu sắc bất thường, vùng kín có mùi, kèm theo đau bụng dưới, trễ kinh thì rất có thể bạn đang mắc các bệnh trên.”
“Rối loạn nội tiết tố: Nếu nội tiết trong cơ thể cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn. Khi có bất thường sẽ khiến cho các cơ quan tiết hormone như vùng dưới đồi, buồng trứng, tuyến yên rối loạn. Từ đó làm hệ nội tiết mất cân bằng, gây rối loạn kinh nguyệt, có thể gây đau bụng dưới, trễ kinh.”
“Cho con bú: Hiện tượng trễ kinh ở phụ nữ đang cho con bú là một hiện tượng sinh lý bình thường, chất prolactin có trong sữa mẹ có khả năng làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Cho con bú là nguyên nhân gây trễ kinh.”
“Sử dụng các chất kích thích: Việc sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu bia, thuốc lá cũng có thể làm trễ kinh.”
Cách điều trị khi bị đau bụng dưới trễ kinh
Tình trạng đau bụng dưới chậm kinh nếu không được điều trị kịp thời, không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, có nguy cơ gây vô sinh hoặc có thể tử vong nếu nguyên nhân là các bệnh lý cấp tính.
“Ăn uống khoa học: Để có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, bạn cần giữ cho cơ thể khỏe mạnh, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn nhiều vitamin và trái cây. Hạn chế các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, các loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ.”
“Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý: Để có một cơ thể khỏe mạnh, có một chế độ dinh dưỡng tốt là chưa đủ, bạn cần có một chế độ sinh hoạt khoa học. Tăng cường tập thể dục thể thao, hạn chế căng thẳng. Từ đó chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở nên ổn định hơn.”
“Thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín: Nếu tình trạng đau bụng dưới trễ kinh kéo dài hoặc xuất hiện các cơn đau quặn, bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị sớm.”
Việc phát hiện sớm các bệnh nói chung và bệnh phụ khoa nói riêng sẽ giảm nguy cơ để lại di chứng, kết quả điều trị cũng khả quan hơn. Với những thông tin trên, hy vọng bạn có được cái nhìn tổng quan về đau bụng dưới trễ kinh và cách điều trị hiệu quả.
Lời khuyên từ Pharmacity:
- Nếu bạn bị đau bụng dưới trễ kinh kéo dài hoặc xuất hiện các cơn đau quặn, bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để có hướng điều trị sớm.
- Hãy xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý bằng cách tăng cường tập thể dục thể thao, hạn chế căng thẳng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học.
- Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, thuốc kích thích.
- Nếu bạn đang có kế hoạch mang bầu, nhớ sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn để tránh việc có thai không mong muốn.
- Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào liên quan đến kinh nguyệt, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Câu hỏi thường gặp về đau bụng dưới trễ kinh:
- Chậm kinh hay trễ kinh là gì?
Chậm kinh hay trễ kinh là hiện tượng kinh nguyệt không xuất hiện khi đến kỳ hành kinh. Nếu qua 35 ngày kể từ ngày hành kinh của chu kì trước mà kinh nguyệt vẫn không xuất hiện, thì được xem là trễ kinh. Nếu trong 3 chu kì kế tiếp mà không có kinh nguyệt, thì được gọi là vô kinh.
- Tại sao có thể bị đau bụng dưới trễ kinh?
Đau bụng dưới trễ kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Chậm kinh do mang thai
- Giảm hoặc tăng cân quá mức
- Chế độ sinh hoạt không điều độ
- Tác dụng phụ của một số thuốc
- Bệnh phụ khoa
- Rối loạn nội tiết tố
- Cho con bú
- Sử dụng các chất kích thích
- Làm thế nào để điều trị khi bị đau bụng dưới trễ kinh?
Để điều trị tình trạng đau bụng dưới trễ kinh, bạn có thể:
- Ăn uống khoa học và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết
- Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý và tăng cường tập thể dục thể thao
- Thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi tình trạng kéo dài hoặc có các cơn đau quặn
- Tôi có thể tự điều trị đau bụng dưới trễ kinh không?
Tuyệt đối không nên tự điều trị đau bụng dưới trễ kinh mà không tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế. Điều quan trọng nhất là tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và thăm khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.
- Khi nào cần thăm khám bác sĩ nếu bị đau bụng dưới trễ kinh?
Bạn nên thăm khám bác sĩ nếu tình trạng đau bụng dưới trễ kinh kéo dài hoặc xuất hiện các cơn đau quặn. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nguồn: Tổng hợp
