Tâm lý và chăm sóc trẻ em khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1
Nhắc đến những bệnh nhân tiểu đường, đa số đều nghĩ chỉ có người lớn mới bị. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ thì trẻ em và thanh thiếu niên chính là đối tượng phổ biến bị mắc tiểu đường type 1. Do đó, cùng bài viết dưới đây hiểu hơn về thực trạng bệnh tiểu đường ở trẻ em và cách chăm sóc tâm lý cho trẻ em khi bị tiểu đường.
Thực trạng bệnh tiểu đường ở trẻ em
Đái tháo đường là một trong những vấn đề cấp bách y tế toàn cầu lớn nhất của thế kỷ 21, đái tháo đường đang có xu hướng tăng ở phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam. Nước ta hiện có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó 5-7% là tuýp 1.
Đái tháo đường gây ra rất nhiều biến chứng cho sức khoẻ như tim mạch, mắt, thần kinh, là nguyên nhân chính gây suy thận và rất nhiều biến chứng khác. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
PGS.TS Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cho biết thêm, theo dự báo của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế, cho thấy số trẻ từ 0 – 19 tuổi mắc đái tháo đường tuýp 1 là 1.211.900 ca, trong đó mỗi năm có thêm 149.500 ca mắc mới.
“Tại Việt Nam số liệu tích lũy đến nay có khoảng 1.750 trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 được chẩn đoán ở các bệnh viện nhi lớn trên cả nước. Số ca mắc mới tăng lên rõ qua các năm”- ông Điển nói và thông tin thêm: Riêng Bệnh viện Nhi TW đang theo dõi, điều trị cho ngoại trú khoảng 1000 trẻ bị đái tháo đường tuýp 1, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác do ảnh hưởng nhiều đến tuần hoàn và tri giác.
Các vấn đề tâm lý thường gặp ở trẻ em tiểu đường
Các vấn đề sức khỏe tâm thần rất phổ biến ở trẻ em mắc bệnh tiểu đường và gia đình của trẻ. Có đến một nửa trẻ em diễn tiến trầm cảm, lo âu, hoặc các vấn đề tâm lý khác.
Rối loạn ăn uống là một vấn đề nghiêm trọng ở thanh thiếu niên, chúng đôi khi cũng bỏ liều insulin để kiểm soát trọng lượng. Các vấn đề về tâm lý cũng có thể dẫn đến việc kiểm soát đường huyết kém do ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ chế độ ăn uống và/hoặc điều trị thuốc của trẻ.
Ảnh hưởng đối với trẻ
- Bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến trẻ bệnh tiểu đường: Trầm cảm là bệnh lý về sức khỏe tâm thần nghiêm trọng và nó có thể diễn ra ở bất cứ ai, bất kể văn hóa, tình trạng sức khỏe và tiền sử gia đình. Trầm cảm khiến người bệnh cảm thấy tồi tệ về bản thân, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội.
- Nếu bạn gặp một hoặc nhiều các triệu chứng dưới đây lâu hơn hai tuần, thì bạn cần nói chuyện với bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh tiểu đường do trầm cảm có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và hiệu quả kiểm soát đường huyết. Một vài triệu chứng trầm cảm có ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị bệnh tiểu đường như:
- Không muốn làm bất cứ điều gì hoặc gặp thấy bất cứ ai. Bạn có thể không quản lý bệnh tiểu đường đúng cách không dùng thuốc hoặc kiểm tra đường huyết thường xuyên, không chăm sóc bản thân về dinh dưỡng và tập thể dục đúng cách cho người bệnh tiểu đường, không tái khám tiểu đường hoặc bỏ qua các vấn đề sức khỏe khác. Tất cả những hành động này đều dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Cảm thấy thất vọng thường xuyên và trong thời gian dài.
- Hay thức dậy vào ban đêm hoặc ngủ dậy nhưng không muốn ra khỏi giường.
- Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên hơn nên khiến bạn không tập thể dục.
- Ăn quá nhiều dẫn tới lượng đường trong máu tăng lên.
- Không ăn đủ.
- Cảm thấy buồn, thất vọng về bản thân và lo lắng rằng bạn đã khiến cho bạn bè và người thân thất vọng về mình.
- Dễ bị phân tâm và phải cố gắng để tập trung.
- Cảm thấy bồn chồn.
- Di chuyển chậm và không muốn nói.
- Có suy nghĩ rằng mọi thứ sẽ tốt hơn nếu bạn chết hoặc có ý nghĩ tự tử. Trầm cảm cũng có thể khiến bạn tự hủy hoại bản thân và nếu bạn cảm thấy mình chết thì sẽ tốt hơn, do đó bạn có thể ngừng chăm sóc bản thân.
Cách chăm sóc
Hỗ trợ về mặt tinh thần:
- Trẻ em bị tiểu đường tuýp 1 phải sống chung với một tình trạng mãn tính và cần được theo dõi y tế liên tục ngay từ rất sớm. Vì vậy ngoài quan tâm đến lượng đường trong máu, bạn cũng cần chú ý đến cảm giác của con mình. Đôi khi, trẻ có thể cảm thấy lo lắng, quá sức chịu đựng và thậm chí là trầm cảm. Nhiều gia đình nhận thấy rằng nên nhờ một chuyên gia sức khỏe tâm lý đồng hành cùng trẻ ngay từ ban đầu.
- Khi trẻ lớn hơn, mức độ bệnh tiểu đường loại 1 cũng sẽ thay đổi. Cụ thể, những cách điều trị hiệu quả trước đây dần trở nên không còn tác dụng. Nội tiết tố và tuổi dậy thì cũng có thể có tác động đến tình trạng bệnh. Gia đình bạn cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để duy trì sức khỏe cho con và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần thiết. Khi lớn hơn, con bạn sẽ học được cách tự kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình.
- Khi đến tuổi tự lái xe, con bạn nên hiểu những trách nhiệm liên quan đến việc này. Cùng với thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa an toàn, trẻ cần đảm bảo có mức đường huyết tốt trước khi cầm lái. Con bạn sẽ cần kiểm tra chỉ số glucose mọi lúc và luôn mang theo bộ dụng cụ khẩn cấp bên mình.
- Trẻ em bị tiểu đường tuýp 1 cũng cần biết rằng rượu có thể tác động nguy hiểm đến mức đường huyết. Các dấu hiệu ban đầu sẽ rất khó nhận ra cho đến khi cơ thể bị ảnh hưởng lớn, khiến bệnh nhân không kịp điều chỉnh.
Kế hoạch bữa ăn là một mô hình ăn uống lành mạnh như:
- Thức ăn bình thường
- Số tiền được kiểm soát cẩn thận
- Khoảng thời gian ăn cách nhau đều đặn
- Đồ ngọt thường được xem xét theo cách tương tự như trong tháp dinh dưỡng. Họ có thể được lựa chọn với số lượng nhỏ bằng cách xem nhãn thực phẩm và kết hợp món cụ thể vào kế hoạch bữa ăn của học sinh
Kết luận
Chăm sóc tâm lý cho trẻ em mắc tiểu đường là một hành trình không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết y khoa mà còn cần sự quan tâm và đồng hành chân thành từ gia đình. Bằng việc duy trì một môi trường ấm áp, yêu thương và hỗ trợ, chúng ta có thể giúp trẻ vượt qua những thách thức tâm lý mà bệnh tiểu đường mang lại. Sự kiên nhẫn, thấu hiểu và hỗ trợ kịp thời sẽ là chìa khóa giúp trẻ phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống. Hãy cùng nhau tạo nên những ngày tháng tươi đẹp cho các em, nơi mà bệnh tiểu đường không phải là rào cản, mà là một phần của hành trình trưởng thành đầy ý nghĩa.