Cách Phòng Đột Quỵ Do Nắng Nóng
Những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
Những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Nên thay đổi lối sống, kiểm soát huyết áp, đường huyết… Vào mùa nóng, nên cẩn trọng nếu đột nhiên cảm thấy hơi đau đầu, choáng váng, tê nửa người… vì những biểu hiện này rất có thể là triệu chứng báo trước khả năng phát sinh đột quỵ. Ngoài ra cần thực hiện tốt những biện pháp phòng bệnh sau:
Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể để đào thải chất độc, thanh nhiệt cơ thể hỗ trợ cho các bộ phận khác của cơ thể làm việc tốt hơn. Ngoài ra uống nhiều nước cũng giúp bạn có một làn da tươi tắn, khỏe mạnh, căng tràn sức sống.
Ở người bị đột quỵ, tim thường đập nhanh hoặc loạn nhịp.
Bảo vệ cơ thể: Trước khi đi ra ngoài trời nắng cần trang bị ô, mũ, áo chống nắng, kính râm, khẩu trang… đầy đủ tránh tia cực tím xâm nhập. Nếu đi biển cần sử dụng kem chống nắng giúp bảo vệ làn da khỏi các tác hại của ánh nắng mặt trời cũng như gió biển. Mặc quần áo màu sáng, chất liệu co giãn thoáng mát. Quần áo màu sáng giúp chống nóng tốt hơn màu tối, nên chọn những trang phục đơn giản, nhẹ nhàng, rộng rãi, thấm mồ hôi để cơ thể được thoải mái, dễ chịu hơn.
Vận động hợp lý: Mùa nắng, cơ thể mất nước nhiều vì vậy nên chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức. Nên tập ở những nơi thoáng mát, giàu không khí như công viên, các trung tâm thể dục thể thao. Lưu ý khi tập xong nên nghỉ ngơi cho ráo mồ hôi tránh đi tắm ngay.
Không nên ra ngoài nắng đặc biệt là khoảng thời gian nóng cao điểm từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều. Vì thời điểm này nắng mạnh nhất, nhiều tia tử ngoại nhất dễ gây say nắng, sốc nhiệt.