Các bước sơ cứu vết thương: Những điều cần lưu ý
Theo thống kê, những nguyên nhân dẫn đến vết thương hở nhiều nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt. Vết thương hở có thể sâu hoặc nông, có trường hợp chảy máu ít, nhưng cũng có trường hợp tổn thương cả thân kinh, mạch máu lớn. Hậu quả rất khó đoán biết. Bởi vậy, kĩ thuật sơ cứu vết thương hở ban đầu luôn là một kĩ thuật cơ bản được khuyến cáo hàng đầu phổ cập rộng rãi tới cộng đồng
Các loại vết thương thường gặp
Vết thương kín:
Vết thương kín thường do chấn thương trực tiếp như ngã hoặc bị tấn công bởi một vật gì đó. Trên vết thương kín, da không bị traayf xước nhưng mô bên dưới hoặc huyết quản bị tổn thương, gây chảy máu dưới da, sưng
Nhiễm trùng: một loại chấn thương thể thao phổ biến. tổn thương có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ, mao mạch, cơ và mô mềm bên dưới, thậm chí, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể. Nhiễm trùng thường xuất hiện dưới dạng vết bầm tím, có thể gây đau
Tụ máu: chấn thương làm hỏng các mạch máu nhỏ hay mao mạch dẫn đến tụ máu. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí tổn thương, kích thước khối máu tụ có thể nhỏ hoặc lớn, đau hoặc không đau
Chấn thương do áp lực: áp suất cao bên ngoài chèn ép một phần cơ thể vào giữa hai bề mặt.
Vết thương hở
Vết thương hở xảy ra khi da bị rách do va đập hoặc một số vật thể gây ra. Có nhiều vết thương hở như sau:
Vết trầy xước:
- Ở lớp trên cùng của da co xát với bề mặt khác như mặt đất hoăc đường
- Dẫn tới chảy máu nhỏ và hình thành vảy trong vòng 24h nếu không có nhiễm trùng
Vết cắt:
- Vết thương sạch, mun do vật sắc nhọn gây ra
- Vết cắt sâu có thể gây chảy máu nghiêm trọng
Vết rách:
- Vết rách thường do vật tù gây ra và thường lởm chởm, không đồng đều
Vết đâm:
- Vết đâm sâu và vết thương sâu hơn chiều rộng của nó
Vết đạn bắn:
- Vết đạn bắn do đạn bắn xuyên vào cơ thể. Vết thương đầu vào cơ thể nhỏ và tròn
Hướng dẫn chung các bước sơ cứu vết thương
Việc sơ cứu rất quan trọng, nhất là các vết thương sâu nghiêm trọng. sơ cứu đúng cách và kịp thời giúp tăng cơ hội sống sót cho nạn nhân. Ngược lại nếu không sơ cứu đúng cách sẽ khiến nạn nhân rơi vào tình trạng nghiêm trọng hơn
Bước 1: rửa tay trước khi áp dụng các phương pháp sơ cứu, thao tác này nhằm giữ cho vết thương sạch sẽ và ngăn nhiễm trùng
Bước 2: đeo găng tay dùng 1 lần ( nếu có)
Bước 3: cầm máu. Với những vết thương sâu như vết đạn bắn, vết rách, ưu tiên hàng đầu là cầm máu nhằm ngăn ngừa cơ thể mất nhiều máu, gây nguy hiểm cho nạn nhân. Có thể dùng khăn sạch, băng hoặc gạc vô trùng ép nhẹ lên vết thương, giúp đẩy nhanh quá trình đông máu. Đồng thời, nâng cao vết thương cho đến khi máu ngừng chảy.
Bước 4: làm sạch vết thương. Dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Rửa xung quanh vết thương bằng xà phòng. Không sử dụng oxy già hoặc iot vì có thể gây kích ứng. trường hợp dị vật quá lớn hoặc vết thương rộng, sâu nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, không tự ý can thiệp vì có thể khiến vết thương nghiêm trọng
Bước 5: xử lý vết thương bằng thuốc kháng sinh. Thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bước 6: bằng vết thương: che vết thương bằng vải sạch, băng hoặc gạc vô trùng
Bước 7: thay băng. Thay băng cũ và kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng ít nhất 1 lần/ ngày. Khử trùng vết thương trước khi dán lại bằng băng dính hoặc gạc vô trùng
Bước 8: đưa nạn nhân đến bệnh viện sau khi đã thực hiện các bước sơ cứu
Bước 9: theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng
Đánh giá lại
Thực hiện sơ cứu vết thương
Sơ cứu vết thương kín
Hầu hết các vết thương kín, chẳng hạn như vết bầm tím có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:
- Chườm đá lên vết thương trong 20 phút để giảm đau.
- Nâng cao vùng bị thương để giảm sưng.
Trường hợp chấn thương vùng đầu hoặc vết thương kín ở ngực, bụng,… nên đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Sơ cứu vết thương hở
Sơ cứu vết cắt
- Cầm máu bằng cách dùng khăn sạch, băng hoặc gạc vô trùng ép trực tiếp lên vết thương 3 – 5 phút
- Thực hiện sơ cứu vết thương theo những cách đã đề cập ở trên:
- Làm sạch vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
- Xử lý vết thương bằng thuốc mỡ kháng sinh.
- Băng vết thương.
- Thay băng cũ và kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng ít nhất 1 lần/ngày.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện nếu vết thương sâu, chảy nhiều máu.
- Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng nếu thấy các triệu chứng đỏ, vết thương tiết dịch,…
Sơ cứu vết rách
Sơ cứu vết rách cũng tương tự như vết thương hở. Với các vết rách nhỏ, thao tác sơ cứu được thực hiện như sau:
- Làm sạch vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
- Loại bỏ chất bẩn và mảnh vụn từ vết thương
- Nếu vết rách chảy máu, dùng băng hoặc khăn sạch ép trực tiếp lên vết thương 3 – 5 phút để cầm máu.
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh và tiến hành băng vết thương.
Với những vết rách lớn, cầm máu là việc làm ưu tiên hàng đầu, sau đó làm sạch, băng vết thương và đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Sơ cứu vết thương bị đâm xuyên
Với những vết thương bị đâm xuyên, cần nhanh chóng thực hiện cầm máu, băng vết thương bằng khăn sạch và chuyển nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không được rút các vật đâm xuyên ra khỏi cơ thể nạn nhân vì có thể làm vết thương thêm trầm trọng hoặc nhiễm trùng.
Sơ cứu vết thương súng bắn
Sơ cứu vết thương do súng bắn theo những bước sau:
- Thực hiện cầm máu.
- Làm sạch vết thương.
- Che vết thương bằng khăn sạch, băng hoặc gạc vô trùng.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Lưu ý: khi sơ cứu vết thương kín, chẳng hạn như những vết bầm nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trường hợp té ngã, gặp sự cố do luyện tập, vận động, vết thương kín có kích thước lớn, sưng, đau dai dẳng. Đặc biệt là vết thương ở những vị trí nguy hiểm như: đầu, ngực, bụng, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng không đáng có.
Với những nạn nhân có vết thương hở, cần lưu ý một số điều sau:
- Không băng vết thương quá chặt vì có thể khiến máu khó lưu thông.
- Trường hợp nạn nhân chảy nhiều máu, nếu không tìm thấy khăn sạch hay gạc vô trùng. Có thể dùng tay của nạn nhân hoặc người sơ cứu ép lên vết thương, để hạn chế tình trạng mất nhiều máu.
- Sau khi đã băng bó vết thương, cần đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái, đồng thời, nâng cao vùng tổn thương nhằm giảm áp lực máu tới vị trí này.
- Không tì, đè lên vết thương của nạn nhân.
- Tuyệt đối không tự ý rút dị vật ra khỏi vết thương, điều này có thể gây chảy máu mất kiểm soát và nhiễm trùng.
- Trường hợp vết thương dính bụi bẩn nên dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ trước khi sơ cứu.
- Với những trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn như đứt lìa tay, chân,… cần làm sạch vết thương và sơ cứu như hướng dẫn phía trên. Đồng thời, bảo quản bộ phận bị đứt lìa sạch sẽ, mang theo bộ phận này và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.
- Với những vết thương bị đâm thủng, cần dùng nước muối sinh lý làm sạch, đồng thời, đợi vết thương khô mới thực hiện băng bó nhằm tránh nguy cơ uốn ván.
Lưu ý chung khi sơ cứu vết thương
Lưu ý khi sơ cứu vết thương cho nạn nhân
- Giữ bình tĩnh và gọi 115 để nhân viên y tế hỗ trợ kịp thời.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của khu vực xảy ra tai nạn.
- Xem xét tình trạng sức khỏe, phân loại và mức độ nghiêm trọng của vết thương mà nạn nhân gặp phải.
Tổng kết:
Cần đánh giá vết thương mà nạn nhân đang gặp phải thuộc loại nào, cần lưu ý những gì.
Ưu tiên các bước cấp cứu kịp thời cho nạn nhân
Đảm bảo an toàn cho bản thân khi cấp cứu cho nạn nhân và không làm nghiêm trọng hơn vấn đề của nạn nhân.
Tuân thủ các cảnh báo an toàn ở các nơi theo đúng quy định.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.