Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm họng mạn tính là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Viêm họng mãn tính là một bệnh lý phổ biến, có khả năng tái nhiễm nhiều lần. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là gì và có cách nào để phòng ngừa bệnh hay không?
Tổng quan chung
Viêm họng mạn tính là gì?
Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài hơn một tuần. Phần lớn bệnh nhân từng bị viêm họng cấp tính nhưng không được điều trị hiệu quả, dẫn đến tái phát nhiều lần và dần trở thành mạn tính. Có thể phân loại viêm họng mạn tính thành các dạng như viêm họng mạn tính sung huyết, xuất tiết, viêm họng hạt và viêm họng teo.
Triệu chứng
Triệu chứng cơ năng:
- Cảm thấy khô họng, nóng, rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là mới ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt.
- Bệnh nhân thường phải khạc nhổ, có ít nhầy quánh, ho, nhất là vào ban đêm, khi lạnh, …
- Nuốt vướng.
- Tiếng nói bị khàn trong giây lát rồi trở lại bình thường (uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng rõ rệt).
Triệu chứng thực thể:
- Niêm mạc họng đỏ, dày lên hoặc teo
- Xuất tiết nhiều chất nhầy, đôi khi có máu
- Các nang lympho phát triển mạnh
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm họng mãn tính, trong đó tiêu biểu có thể kể đến như:
- Vi khuẩn: Viêm họng mãn tính có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn, điển hình như vi khuẩn streptococcus. Vi khuẩn này có khả năng gây ra các triệu chứng viêm họng mãn tính nên bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị.
- Virus bao gồm: virus Epstein-Barr, virus cúm, virus Herpes là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm họng mãn tính.
- Thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích có hại như: hít khói thuốc lá, hút thuốc lá, sử dụng vapes… hoặc hít phải các chất hóa học.
- Sống và tiếp xúc lâu dài trong môi trường có không khí ô nhiễm bởi khói bụi, hóa chất…
- Các tác nhân dị ứng như phấn cỏ, phấn hoa, thực phẩm… có thể gây viêm họng mãn tính cho những người bị dị ứng.
- Hệ miễn dịch kém dễ bị gặp vấn đề về nhiễm trùng và gây nên tình trạng viêm họng mãn tính.
- Tình trạng miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch yếu có thể làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng và gây ra viêm họng mãn tính.
Đối tượng nguy cơ
Các đối tượng sống trong môi trường sau sẽ dễ bị nhiễm bệnh
- Thời tiết thay đổi khiến tình trạng Viêm amidan mãn tính, viêm xoang,… trở nên nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ mắc viêm họng mãn tính.
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm, phải tiếp xúc thường xuyên với các chất gây hại đường hô hấp như khói bụi, hơi hoá học,…
Chẩn đoán
Khi có các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát và có thể yêu cầu xét nghiệm cấy dịch họng hoặc xét nghiệm phát hiện kháng nguyên.
Phòng ngừa bệnh
Để viêm họng mãn tính không bị kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Dùng thuốc và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. Bên cạnh việc dùng thuốc bệnh nhân có thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện:
- Giữ vệ sinh khoang miệng: Súc miệng hoặc đánh răng sau khi ăn.
- Hạn chế chất kích thích: Tránh thuốc lá, rượu bia.
- Chế độ ăn uống: Hạn chế thức ăn cay nóng, dầu mỡ.
- Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết lạnh.
- Hít thở đúng cách: Giảm thiểu thở bằng miệng khi ngủ.
- Tầm soát ung thư: Đối với những người có nguy cơ cao.
- Dinh dưỡng đầy đủ: Tăng sức đề kháng.
- Vệ sinh môi trường sống: Mở cửa sổ để ánh sáng mặt trời tiêu diệt vi khuẩn.
Điều trị như thế nào?
Trên thực tế, căn bệnh này có thể chữa khỏi khi xác định chính xác nguyên nhân gây nên và triệu chứng để loại trừ nó. Cụ thể:
Điều trị nguyên nhân
Dựa trên từng nguyên nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định cách điều trị khác nhau. Cụ thể:
- Người bệnh bị viêm xoang, viêm mũi hoặc viêm amidan lâu ngày không khỏi gây nên viêm họng mãn tính sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh.
- Người bị hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản gây nên tình trạng viêm họng mãn tính được bác sĩ chỉ định dùng thuốc PPI.
- Người có tiền sử uống rượu, hút thuốc trong nhiều năm khiến tình trạng viêm họng tái phát lại. Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn để loại bỏ các yếu tố gây hại đó.
Điều trị triệu chứng
Phương pháp điều trị bệnh viêm họng mãn tính dựa theo từng biểu hiện riêng của người bệnh, cụ thể như sau:
- Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: chảy nước mũi, đau đầu, sốt và đờm nhiều, bác sĩ sẽ đề xuất sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm.
- Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng ho, bác sĩ sẽ khuyến nghị sử dụng thuốc giảm ho.
- Trường hợp hơi thở có mùi không dễ chịu, cách tốt nhất là súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn chứa iod.
- Đối với tình trạng người bệnh có nhiều chất tiết trong mũi, việc rửa sạch bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch hiệu quả.
Kết luận
Viêm họng mạn tính là một bệnh lý phổ biến, nhưng không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng này và tránh những biến chứng không mong muốn. Hãy luôn giữ vệ sinh cá nhân, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, đồng thời tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.