Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Rối loạn cương dương: Những điều cần biết về bệnh
Tổng quan chung
Rối loạn cương dương là bệnh lý gây nhiều phiền toái cho nam giới trong đời sống tình dục. Vì thế, những cách chữa rối loạn cương dương hiệu quả luôn giành được nhiều sự quan tâm. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kì phương pháp nào để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả điều trị.
Triệu chứng
Rối loạn cương dương là một rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, là tình trạng dương vật không cương cứng lên được hoặc không đủ cương cứng để thực hiện quá trình giao hợp. Thường có những triệu chứng sau:
- Nam giới không có hoặc giảm ham muốn tình dục và dương vật không thể cương cứng được.
- Nam giới có ham muốn tình dục nhưng dương vật không thể cương cứng.
- Dương vật có thể cương cứng nhưng chỉ trong thời gian ngắn, không thể duy trì quan hệ tình dục.
- Dương vật cương cứng bất thường.
Nguyên nhân
- Do tâm lý: căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, stress có thể tác động và gây khó khăn để đạt được sự cương cứng.
- Suy giảm tập trung trong quan hệ tình dục.
- Yếu tố liên quan đến thần kinh: Trầm cảm, một số bệnh thần kinh khác…
- Mắc một số bệnh lý về chuyển hóa: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường.
- Rối loạn nội tiết.
- Sử dụng chất kích thích như: cafe, thuốc lá, rượu và ma túy…
- Sử dụng các loại thuốc như: thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, một số thuốc an thần, thuốc lợi tiểu…
- Các rối loạn làm giảm lưu lượng máu hoặc gây tổn thương đến các dây thần kinh trên dương vật.
Đối tượng nguy cơ
- Người lớn tuổi: Tỷ lệ mắc ED tăng lên theo tuổi tác do sự suy giảm chức năng tình dục tự nhiên và các vấn đề sức khỏe khác đi kèm.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính:
- Tiểu đường: Gây tổn thương các mạch máu và dây thần kinh, làm giảm lưu lượng máu đến dương vật.
- Cao huyết áp: Gây tổn thương các mạch máu, ảnh hưởng đến lưu thông máu.
- Bệnh tim mạch: Ảnh hưởng đến lưu lượng máu và sức khỏe tổng thể của hệ tuần hoàn.
- Rối loạn lipid máu: Làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến dương vật.
- Người có lối sống không lành mạnh:
- Hút thuốc lá: Gây tổn thương mạch máu và giảm lưu lượng máu.
- Sử dụng rượu và chất kích thích: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tuần hoàn máu.
- Thiếu vận động: Làm giảm lưu lượng máu và tăng nguy cơ các bệnh lý mạn tính.
- Người bị stress và rối loạn tâm lý: Lo âu, trầm cảm, và các rối loạn tâm lý khác có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục.
- Người sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chức năng cương dương:
- Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp, trầm cảm, lo âu, và các bệnh lý khác có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn cương dương.
- Người bị tổn thương hoặc phẫu thuật vùng chậu: Các tổn thương hoặc phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu liên quan đến cương dương.
Những người trong các nhóm nguy cơ trên nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và thảo luận với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa và điều trị rối loạn cương dương.
Chẩn đoán
Ngoài việc khám sức khỏe và trả lời các câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh tật và các triệu chứng hiện tại, nếu bạn có bệnh mãn tính hoặc bác sĩ nghi ngờ rằng tình trạng rối loạn cương dương có liên quan đến bệnh khác đang tiềm ẩn mà chưa được phát hiện, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hoặc tham khảo ý kiến với bác sĩ chuyên khoa.
Các xét nghiệm có thể bao gồm:
- Khám sức khỏe: bao gồm kiểm tra kỹ dương vật và tinh hoàn của bạn và kiểm tra cảm giác thần kinh của bạn.
- Xét nghiệm máu: Mẫu máu của bạn có thể được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tim, tiểu đường, nồng độ testosterone thấp và các bệnh khác.
- Xét nghiệm nước tiểu: Giống như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu được sử dụng để tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường và các bệnh tiềm ẩn khác.
- Siêu âm nhằm kiểm tra các mạch máu cung cấp cho dương vật: Xét nghiệm này đôi khi được thực hiện kết hợp với tiêm thuốc vào dương vật để kích thích lưu lượng máu và tạo ra sự cương cứng.
- Xét nghiệm tâm lý: Bác sĩ của bạn có thể đặt câu hỏi để sàng lọc bệnh trầm cảm và các nguyên nhân tâm lý có thể khác có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
Phòng ngừa bệnh
- Tạo tâm lý, tinh thần thoải mái, hình thành lối sống quan hệ tình dục lành mạnh, đặc biệt không lạm dụng thủ dâm quá mức.
- Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chế độ ăn uống khoa học hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất béo…
- Hạn chế các chất kích thích: cafe, bia rượu, thuốc lá, ma túy…
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, nhất là các bài tập tăng cường khả năng cương cứng dương vật.
Điều trị
Hiện nay, nhiều nam giới cảm thấy khổ sở, lo sợ về chứng rối loạn cương dương. Chuyện phòng the không được như ý muốn dẫn đến sự tự ti và tâm lý e ngại khi đi khám nên muốn chữa khỏi càng nhanh càng tốt.
Rối loạn cương dương có chữa khỏi được hay không là mối băn khoăn của các quý ông ở mọi thời đại. Trước kia, các danh y nổi tiếng thường dùng các loại thực phẩm, thảo dược như: cây sâm đất, hạt me,… Tuy nhiên hiệu quả không cao và khó kiểm soát được tác dụng phụ.
Ngày nay, với sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại, nhiều loại thuốc, nhiều phương pháp y học hiệu quả an toàn được đưa vào điều trị. Tuy vậy, không phải thuốc nào, phương pháp nào cũng có thể dùng để điều trị rối loạn cương dương.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.