Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Nang âm hộ là gì? Những điều cần biết về nang âm hộ
Phụ nữ bị nổi cục cứng ở vùng kín có thể cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của mình. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về nang âm hộ qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Âm hộ, hay còn được gọi là cửa mình, nằm bên phía trong thành môi nhỏ, ngay phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn kết nối với một loạt các cấu phần khác của cơ quan sinh sản nữ giới.
Trên âm hộ có rất nhiều tuyến khác nhau như tuyến dầu, tuyến Bartholin, tuyến Skene… Nếu những tuyến này bị tắc, khối u nang có thể hình thành và gây nổi cục u ở mép vùng kín.
U nang tuyến Bartholin là u nang âm hộ lớn phổ biến nhất. U nang này chứa đầy chất nhầy và nằm ở hai bên lỗ âm đạo.
Triệu chứng
Nếu như u nang ở âm hộ nhỏ không bị nhiễm trùng có thể không có dấu hiệu điển hình nào. Tuy nhiên, khi u phát triển đến một kích thước nhất định, khi vệ sinh vùng kín bạn có thể nhận thấy một khối u ở dưới môi lớn gần cửa mình âm đạo.
Nếu u nang âm hộ có tình trạng bị nhiễm trùng do ứ đọng dịch, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng dưới đây:
- Khi đưa tay sờ vào thấy một khối u, mềm, thành mỏng ngay bên cạnh cửa âm đạo. Khi chạm vào có cảm giác đau nhói.
- Cảm giác ma sát và bị đau vùng âm hội mỗi khi đi lại hoặc ngồi.
- Khối u sưng tấy, nóng đỏ và có dịch mủ đục chảy ra.
- Khi quan hệ tình dục cảm thấy đau nhức. Khi giao hợp xong vùng khối u sưng to và đau hơn.
- Sốt.
- Khi u nang ở âm hộ sưng đau có thể kích thích niệu đạo và bàng quang nên dễ gây loạn rối loạn tiểu tiện.
Sau giai đoạn viêm cấp, có thể chuyển sang nang hóa hoặc viêm mạn. Lúc này, sờ vào không đầu, khối u có mật độ cứng chắc.
Những triệu chứng u nang trên thường chỉ xảy ra ở một bên âm hộ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh u nhú trên âm hộ chủ yếu là do sự tắc nghẽn và ứ đọng chất nhờn được tế bào bài tiết ra. Điều này dẫn đến khả năng nhiễm khuẩn, hình thành nên u nang âm hộ.
Ngoài ra, u ở âm hộ còn do một số tác nhân khác gây nên tương tự như tác nhân của bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Haemophilus influenzae; Streptococcus pneumoniae; Escherichia coli; Chlamydia trachomatis, lậu cầu…
Tuy nhiên, để biết chính xác nguyên nhân bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và tiến hành làm một số xét nghiệm cần thiết.
Đối tượng nguy cơ
U nang âm hộ là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt là những người bị mắc bệnh liên quan đến tình dục như lậu cầu, Chlamydia, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae….. có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán u nang âm hộ, bác sĩ có thể:
- Hỏi thông tin bệnh án của bệnh nhân
- Thực hiện khám phụ khoa
- Lấy một mẫu dịch tiết từ âm đạo hoặc cổ tử cung để kiểm tra xem bạn có mắc nhiễm trùng lây qua đường tình dục hay không
- Đề nghị thực hiện sinh thiết để sàng lọc tế bào ung thư nếu bệnh nhân đã mãn kinh hoặc trên 40 tuổi.
Phòng ngừa bệnh
Hiện nay, chưa có các biện pháp nào để phòng ngừa tình trạng u nang âm hộ. Tuy nhiên, phụ nữ có thể chủ động phòng tránh một số yếu tố có thể gây nên bệnh lý này như:
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước ấm hoặc kết hợp cùng dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Mặc quần lót làm từ cotton. Chất liệu tự nhiên sẽ giữ cho bộ phận sinh dục của bạn khô ráo và thoáng mát.
- Áp dụng các nguyên tắc quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su khi quan hệ, vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ…
Điều trị như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp u nang, điều trị là không cần thiết. Điều trị được áp dụng chỉ khi có cảm giác khó chịu hoặc đau đớn, kích thước của u nang lớn hoặc nếu có nhiễm trùng.
Nếu cần điều trị, một trong các lựa chọn sau có thể được sử dụng:
- Thuốc kháng sinh, thường được kê đơn nếu u nang bị nhiễm trùng, hoặc trong các trường hợp khi xét nghiệm cho thấy có nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Nếu áp-xe đã hình thành và được dẫn lưu đúng cách, có thể không cần phải dùng kháng sinh.
- Cắt bỏ tuyến, tiến hành trong các trường hợp hiếm gặp của u nang Bartholin.
- Với u nang thường xuyên tái phát hoặc khó chịu, bác sĩ sẽ tiến hành đặt các mũi khâu ở mỗi bên của một vết rạch thoát dịch để tạo ra một lỗ mở vĩnh viễn. Một ống cao su được đưa vào để thúc dẫn lưu dịch trong một vài ngày sau khi làm thủ thuật đồng thời giúp ngăn ngừa tái phát.
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin bổ ích về nang âm hộ. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.