Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Đau cơ xương khớp là gì? Những điều cần biết về bệnh
Đau cơ xương khớp là một tình trạng tổn thương ở cơ, xương và khớp. Biểu hiện của bệnh là gây đau và khó chịu cho người mắc phải. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt phổ biến ở lứa tuổi trung niên và những người lao động nặng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh, cách chữa trị và cách phòng ngừa qua bài viết này nhé!
Những triệu chứng cho biết bạn đang mắc bệnh đau cơ xương khớp
Đau cơ xương khớp có thể gặp ở một số vị trí trên cơ thể như: đau mỏi cổ, đau vùng vai gáy, đau ở thắt lưng, đau vùng gót chân, đau ở các khớp,…
Triệu chứng đau cơ xương khớp bao gồm:
- Xuất hiện cảm giác đau nhức và mỏi.
- Cứng khớp.
- Sưng đỏ.
- Nóng ran ở các khớp xương.
- Khớp phát ra âm thanh khi di chuyển.
Nguyên nhân gây tình trạng đau cơ xương khớp
Nguyên nhân gây đau cơ xương khớp được chia làm 2 nhóm:
Đau cơ xương khớp không do bệnh lý
- Do chấn thương: Vấp ngã, trật khớp, bong gân có gây đau nhức. Triệu chứng đau sẽ giảm theo quá trình phục hồi của chấn thương.
- Ít vận động: Dễ khiến các cơ bị căng cứng, dễ đau nhức.
- Chế độ ăn uống không khoa học, ăn uống không lành mạnh: Ăn uống thiếu chất hoặc ăn quá nhiều chất đạm, sử dụng chất kích thích.
- Thừa cân béo phì: Cân nặng càng cao, áp lực đè nặng lên cơ xương khớp càng lớn.
- Đau do làm việc, ngồi sai tư thế: Nhân viên văn phòng, tài xế lái xe,.. là những đối tượng hay ngồi làm việc sai tư thế (ngồi gù lưng, ngồi nghiêng người, gập gối, ngồi lâu).
- Do sự thay đổi thời tiết: Khi thời tiết chuyển lạnh, dịch nhầy trong bao hoạt dịch đặc và dày hơn khiến khớp bị căng cứng, chuyển động khó khăn.
- Tuổi tác: Quá trình lão hóa sẽ khiến xương khớp mất dần đi sự dẻo dai và linh hoạt vốn có.
Đau cơ xương khớp do bệnh lý
- Bệnh viêm khớp dạng thấp
- Bệnh gout
- Bệnh khớp nhiễm trùng
- Lao xương khớp
- Bệnh thoái hóa khớp
- Loãng xương
Đối tượng thường bị đau cơ xương khớp
Các cơn đau xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Dưới đây là những đối tượng bị cơ xương khớp phổ biến:
- Người cao tuổi
- Người thừa cân, béo phì
- Người làm việc nặng nhọc, gây áp lực lớn lên xương khớp
- Người bị chấn thương khớp, dị dạng xương
- Có người thân mắc các bệnh về xương khớp (di truyền)
- Người mắc các bệnh chuyển hóa
Chẩn đoán đau cơ xương khớp dựa vào đâu?
Ngày nay, bệnh lý đau cơ xương khớp ngày một trẻ hóa. Để chẩn đoán đau cơ xương khớp chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán như:
- Kiểm tra thể chất: Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ chuyên biệt để kiểm tra phản xạ và khả năng vận động của cơ xương khớp.
- Chụp X-quang, chụp cắt lớp (CT scan), cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này giúp cung cấp hình ảnh đầy đủ và sắc nét trong hệ cơ xương khớp.
- Siêu âm cơ xương khớp: là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm tần số cao giúp các bác sĩ nhìn thấy được hình ảnh kết cấu cơ, xương, khớp, gân, dây chằng, và dây thần kinh của bệnh nhân.
- Xét nghiệm dịch khớp: Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật đơn giản, thông thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối.
- Xét nghiệm máu: là xét nghiệm giúp kiểm tra số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, acid uric.. để đánh giá tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
Cách phòng ngừa đau nhức cơ xương khớp
Để phòng ngừa đau nhức cơ xương khớp, chúng ta cần:
- Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp
- Tránh bê vác các vật quá nặng, vượt quá sức của bản thân.
- Tránh ngồi quá lâu một tư thế, hoặc ngồi sai tư thế khi làm việc.
- Đối với nữ, nên hạn chế đi giày cao gót, vì điều này làm tăng sức ép lên đầu gối và gót chân, gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh xa các đồ ăn nhiều đạm, chất kích thích, đồ ăn nhanh, …
- Tập luyện các môn thể thao vừa sức để tăng sức dẻo dai và linh hoạt của xương khớp.
- Nên giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, nhất là những người đã từng mắc các bệnh cơ xương khớp trước đó.
Điều trị đau cơ xương khớp như thế nào?
Đau cơ xương khớp có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị đau cơ xương khớp, sau đây là một số phương pháp người bệnh có thể thực hiện:
- Thay đổi lối sống: Giảm cân nếu cần thiết, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, thực hiện các bài tập vận động thích hợp. Nếu đau cơ xương khớp là kết quả của công việc, hãy thay đổi môi trường làm việc để giúp giảm tác động lên cơ thể của bạn.
- Dùng thuốc: Paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và các loại thuốc kê đơn được chỉ định bởi bác sĩ.
- Vật lý trị liệu: Điều trị này giúp tập trung vào cải thiện sự linh hoạt, sức mạnh và dần dần phục hồi chức năng của hệ cơ xương khớp.
- Dùng các dụng cụ hỗ trợ như: đai lưng cố định cột sống, đai bảo vệ khớp gối,… thể giúp giảm áp lực và giảm đau khi di chuyển. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần được sự tư vấn của nhân viên y tế.
- Thực hiện phẫu thuật: Trong những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể là một lựa chọn để điều trị đau cơ xương khớp, như thay thế khớp hoặc can thiệp phẫu thuật để cải thiện tình trạng chấn thương.
Lưu ý rằng việc tư vấn và điều trị từ chuyên gia y tế là rất quan trọng khi bạn đối mặt với vấn đề đau cơ xương khớp. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo rằng bạn đang thực hiện phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.