Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Cháy nắng là gì? Những điều cần biết về cháy nắng
Trong các vấn đề về da thường gặp, da bị cháy nắng là mối lo ngại của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Làm sao cấp cứu nhanh và chăm sóc làn da cháy nắng là điều nhiều chị em quan tâm. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về cháy nắng qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Cháy nắng là tình trạng tổn thương tế bào da do phản ứng viêm đối với bức xạ tia cực tím (UV) tại lớp ngoài cùng của da. Nguyên nhân chính của tất cả tổn thương là thiếu hụt melanin, một loại sắc tố mang lại màu sắc cho làn da và bảo vệ da chống lại ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc với tia cực tím (UV), melanin bảo vệ da bằng cách làm sẫm màu da. Lượng melanin do cơ thể sản xuất được quy định bởi yếu tố di truyền. Đối với những người có ít sắc tố melanin, việc tiếp xúc với ánh nắng kéo dài không có các biện pháp bảo vệ có thể khiến các tế bào da bị sưng, đỏ và đau, gây ra tình trạng cháy nắng.
Triệu chứng
Làn da bắt đầu có biểu hiện cháy nắng khi tiếp xúc với tia cực tím trong khoảng 6 giờ và sau 12-24 giờ những dấu hiệu này sẽ xuất hiện rõ ràng hơn. Làn da bị cháy nắng thường có các dấu hiệu sau:
- Đỏ, rát: lớp hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khiến các mạch máu bên dưới da bị giãn ra, dịch và các yếu tố làm viêm da sẽ đi sâu vào da, làm da bị đỏ và rát.
- Da không đều màu: tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời kích thích sản sinh melanin tối màu làm da bị sạm đen.
- Khô sạm da: khi bị cháy nắng, tế bào keratin bị sừng hóa làm da dày hơn, khô và dễ bong tróc.
- Có nếp nhăn: khi da bị cháy nắng, các sợi Elastin và Collagen trong da sẽ bị vỡ khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Trường hợp da bị cháy nắng nặng sẽ có các dấu hiệu:
- Bề mặt da phồng rộp và có bóng nước
- Có thể xảy ra nhiễm trùng da
- Mất điện giải
- Bị phù ở mặt, chân tay.
Nguyên nhân
Cháy nắng xảy ra do tiếp xúc với tia cực tím (UV) quá nhiều. Tia cực tím có bước sóng quá ngắn mà mắt người không thấy được. Nó được chia thành 3 dải bước sóng – tia cực tím A (UVA), tia cực tím B (UVB) và tia cực tím C (UVC).
Trong đó chỉ có các tia UVA và UVB đến được trái đất, tia UVC bị tầng ozone chặn lại hoàn toàn. Tia UVB gây ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt, làm da bị đen sạm, cháy nắng và tổn thương trực tiếp. Tia UVA lại ăn sâu vào lớp hạ bì, phá hủy collagen, khiến da mất đi độ đàn hồi tự nhiên.
Đối tượng nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ gây bỏng nắng bao gồm:
- Tuýp người da trắng, tóc sáng
- Có tiền sử bị bỏng nắng
- Sống hoặc du lịch ở một nơi đầy nắng, ấm áp hoặc ở độ cao lớn
- Làm việc ngoài trời
- Bơi hoặc xịt nước hoặc dầu em bé lên da, vì da ướt có xu hướng bị bỏng nhiều hơn da khô
- Kết hợp hoạt động ngoài trời và uống rượu
- Thường xuyên không bảo vệ da khi tiếp xúc với tia UV từ ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn nhân tạo, chẳng hạn như giường tắm nắng, chèn chiếu UV
- Dùng thuốc khiến bạn dễ bị bỏng hơn (thuốc nhạy cảm với ánh sáng)
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ chẩn đoán các vết phồng rộp do cháy nắng dựa trên vẻ bề ngoài của vùng da bị ảnh hưởng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hỏi về thời gian bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và liệu bạn có sử dụng bất kỳ một biện pháp chống nắng nào cho da hay không.
Phòng ngừa bệnh
Bạn có thể ngăn ngừa cháy nắng và giảm nguy cơ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời bằng các biện pháp sau:
- Tránh các hoạt động ngoài trời khi nắng mạnh nhất (10 giờ sáng đến 2 giờ chiều), kể cả khi trời nhiều mây, bạn cũng cần chống nắng.
- Đừng quên mặc quần áo dài tay và đội mũ, cầm dù che nắng khi ra ngoài.
- Bôi kem chống nắng nửa giờ trước khi ra ngoài, để các thành phần chống nắng tạo thành một lớp màng bảo vệ trên da và bôi lại thường xuyên theo chỉ số chống nắng.
- Kính râm cũng cần thiết khi đi ra ngoài. Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng lâu sẽ dẫn đến khả năng bị đục thủy tinh thể.
- Ngoài ánh sáng mặt trời, nhiều đèn halogen trong nhà, chẳng hạn như đèn hiển thị hoặc đèn neon, cũng là nguồn tia cực tím. Cần tránh tiếp xúc trực tiếp càng nhiều càng tốt, nếu không da sẽ rất dễ bị cháy nắng.
Điều trị như thế nào?
- Sau khi bị cháy nắng, bổ sung thêm nước và di chuyển bệnh nhân vào trong nhà hoặc nơi thoáng mát.
- Bôi thuốc mỡ chứa steroid, kem dưỡng ẩm hoặc lô hội sau khi bị cháy nắng có thể làm giảm mẩn đỏ và sưng tấy trên da.
- Chườm đá cục bộ lên vùng bị cháy nắng.
- Nếu mụn nước xuất hiện, không được chọc thủng để tránh nhiễm trùng thứ cấp.
Nếu tình trạng cháy nắng nặng cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay.
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin về cháy nắng. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.