Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh mạch máu ngoại biên là nhóm bệnh liên quan đến các vấn đề của hệ động cung cấp máu nuôi dưỡng các chi. Các bệnh lý thường không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Không ít trường hợp hoại tử và phải cắt cụt chi.
Bệnh động mạch ngoại biên là gì?
Bệnh động mạch ngoại biên là tình trạng hẹp của các động mạch ngoại biên của chân, tay, một số nội tạng hay của đầu mà thường gặp nhất là hẹp các động mạch của cẳng chân. Bệnh này không bao gồm các động mạch chi phối cho tim hay não.
Bệnh động mạch ngoại biên
Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên thường gây ra bởi xơ vữa. Trong xơ vữa, các lắng đọng mỡ (các mảng) bên trong thành các động mạch làm giảm dòng máu. Mặc dù tim thường là trung tâm thảo luận của xơ vữa, bệnh này cũng thường ảnh hưởng đến các động mạch ở khắp cơ thể bạn. Khi nó xảy ra cho các động mạch cung cấp máu cho các chi, nó sẽ gây ra bệnh động mạch ngoại biên .
Ít gặp hơn, nguyên nhân của bệnh động mạch ngoại biên có thể do viêm mạch máu, tổn thương các chi, giải phẫu không bình thường của các dây chằng hay các cơ, hay phơi nhiễm phóng xạ.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh mạch máu ngoại vi là xơ vữa động mạch
Làm cách nào để phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh động mạch ngoại biên?
Trong nhiều trường hợp khi bệnh động mạch ngoại biên còn nhẹ thì người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như cảm giác mỏi khi đi lại lâu. Nhưng bệnh động mạch ngoại biên có thể gây ra cơn đau cách hồi. Đau cách hồi là cảm giác đau mỏi, khó chịu ở chân khi bạn đi lại nhưng cơn đau sẽ biến mất khi bạn được nghỉ ngơi. Có thể nó không phải là cơn đau mãnh liệt mà là cảm giác bị bó chặt, nặng chân khi leo dốc hay leo cầu thang. Cơn đau càng kéo dài thì thời gian đi lại của bạn càng ngắn, dần dần cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn di chuyển một quãng đường ngắn.
Các triệu chứng cơ bản khác như: Chuột rút ở tay, chân hoặc ở vị trí động mạch bị tắc, đau khối cơ sau khi hoạt động, lạnh chân, đau ngón chân, bàn chân, vết thương lâu không lành, màu sắc bàn chân nhợt nhạt, không có sắc tố,…
Chuột rút là một dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên
Trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên, triệu chứng đau cách hồi với những tính chất kể trên và thăm khám lâm sàng (như bắt mạch chân tìm dấu hiệu mạch đập yếu hay mất mạch) là rất quan trọng.
Thăm dò kiểm tra chỉ số mạch cổ chân – cổ tay (ankle-brachial index) cũng thường được làm. Đây là một thăm dò đơn giản, không gây đau và bác sĩ có thể thực hiện dễ dàng chỉ trong vài phút. Bằng cách so sánh áp lực máu ở cổ chân với áp lực máu ở cổ tay của bạn, bác sĩ có thể đánh giá tốc độ dòng máu chảy ở chân có tốt không. Bình thường áp lực dòng máu ở mắt cá chân tối thiểu bằng 90% áp lực dòng máu ở tay nhưng với các trường hợp hẹp nặng nó có thể nhỏ hơn 50% áp lực dòng máu ở tay. Nếu kết quả đo bất thường, bạn có thể bị bệnh động mạch cảnh phối hợp.
Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn làm thêm một số thăm dò khác như:
- Siêu âm Doppler mạch máu: Đây là một phương pháp chẩn đoán không xâm nhập, sử dụng các sóng âm để giúp khảo sát mạch máu và đánh giá tốc độ dòng chảy của mạch để qua đó xác định tình trạng tắc nghẽn.
- Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) mạch máu: Đây cũng là một phương pháp thăm dò không xâm nhập. Kết quả cho phép đánh giá rộng rãi các động mạch nghi ngờ tổn thương, từ động mạch chủ bụng, động mạch chậu tới động mạch chi. Phương pháp này đặc biệt có ích với những bệnh nhân có tiền sử đặt máy tạo nhịp tim hay đặt stent. Hiện nay, với phương pháp chụp cắt lớp biên tính đa dãy, hình ảnh tổn thương mạch máu được dựng lại rất rõ ràng với độ chính xác khá cao.
- Chụp cộng hưởng từ: Đây là một phương pháp không xâm nhập cung cấp thông tin tương tự như chụp cắt lớp biên tính mạch máu, nhưng không dùng tia X. Tuy nhiên, những bệnh nhân có tiền sử đặt máy tạo nhịp không thể áp dụng được phương pháp này.
- Chụp động mạch cản quang: Trong phương pháp này, chất cản quang được tiêm vào mạch máu và hình ảnh mạch máu được quan sát dưới màn huỳnh quang để phát hiện ra chỗ tắc nghẽn, mức độ tổn thương và sự có mặt hay không của các mạch máu đi tắt qua chỗ hẹp (tuần hoàn bàng hệ). Ngoài giá trị chẩn đoán, phương pháp này còn cho phép có thể kết hợp điều trị bằng nong hoặc đặt stent tại vị trí tổn thương.