Viêm Phổi Có Thể Tái Phát không? Nguyên Nhân và Biện Pháp Phòng Ngừa
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Câu hỏi mà nhiều bệnh nhân và gia đình họ thường đặt ra sau khi hồi phục là: “Liệu viêm phổi có thể tái phát không?”.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát viêm phổi
Tỷ lệ viêm phổi tái phát trong vòng 3-5 năm sau một đợt Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (Community-acquired pneumonia) là 9-12% với thời gian tái phát sau mỗi đợt trung bình là 123 – 317 ngày và tỷ lệ tử vong dao động từ 4 đến 10%.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát bao gồm:
Thời Tiết và Môi Trường
- Thay đổi thời tiết đột ngột, nhất là vào thời kỳ giao mùa, làm tăng nguy cơ tái phát viêm phổi.
- Ô nhiễm môi trường cũng góp phần vào sự tái phát của bệnh.
Đặc Điểm Bệnh Nhân
- Tuổi tác: Người cao tuổi (≥ 65 tuổi) có nguy cơ cao hơn.
- Suy giảm chức năng hô hấp, béo phì, và lối sống ít vận động.
Lối Sống
- Hút thuốc lá và nghiện rượu là hai yếu tố lối sống làm tăng nguy cơ tái phát đáng kể.
Vệ sinh răng miệng kém cũng có thể là nguyên nhân.
Nguy cơ tái phát viêm phổi ở người bệnh COPD
Bệnh Cảnh Lâm Sàng
Sử Dụng Thuốc
- Thuốc ức chế bơm proton, corticosteroids dạng hít hoặc uống, và thuốc chống loạn thần là một số loại thuốc liên quan đến việc tái phát viêm phổi.
Cách nhận biết và quản lý nguy cơ tái phát
- Nguy cơ tái phát viêm phổi thường được đánh giá, nhận biết thông qua quá trình điều trị, bệnh cảnh lâm sàng, tiền sử bệnh hoặc các yếu tố tác động từ bên ngoài:
- Trong quá trình điều trị: Bệnh nhân không được điều trị bằng phác đồ kháng sinh hợp lý, hiệu quả
- Xuất viện khi dấu hiệu sinh tồn chưa ổn định, không sử dụng thêm kháng sinh đường uống để đủ liệu trình hoặc bệnh nhân có kèm theo các bệnh lý tâm thần cần được theo dõi tại viện
- Tình trạng ho, xuất hiện các đợt ho kịch phát, ho về đêm, đờm vàng hoặc xanh, bệnh cảnh như COPD, hen suyễn đợt cấp, GERD…
- Tình trạng bị suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với khói thuốc
- Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng kéo dài thuốc steroid
- Việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân phục hồi sau một đợt viêm phổi không tốt: Bệnh nhân không được giữ ấm, ăn uống thiếu chất, hoạt động thể lực quá sức…
- Để phòng tránh tái phát viêm phổi, chúng ta cần xác định và quản lý tốt các nguy cơ bao gồm việc xác định nguyên nhân viêm phổi, điều trị viêm phổi triệt để, quản lý tốt các bệnh mãn tính, quản lý các yếu tố bên ngoài có thể tác động.
Phòng ngừa viêm phổi tái phát
Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi
Việc nhận biết các yếu tố nguy cơ nêu trên là điều hết sức cần thiết để có các biện pháp phòng ngừa phù hợp và hiệu quả.
Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Điều trị viêm phổi đầy đủ và hoàn toàn
- Kiểm soát tốt việc dùng thuốc điều trị các bệnh mãn tính, bệnh đường hô hấp ở người cao tuổi
- Tìm kiếm bằng chứng nguy cơ bị suy giảm miễn dịch
- Các bệnh về đường hô hấp như: dị dạng đường thở bẩm sinh, u nang phế quản, … nên được chẩn đoán và điều trị sớm
- Nâng cao thể trạng bằng chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
- Tập thể dục thường xuyên, các bằng chứng cho thấy việc đi bộ khoảng 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc và tái phát viêm phổi
- Tiêm phòng cúm hàng năm, tiêm ngừa phế cầu, lao phổi
- Tránh hút thuốc lá, thuốc lào và giữ gìn môi trường sống trong lành
- Và điều cuối cùng là phải phòng ngừa viêm phổi mới mắc
Hiểu biết về việc quản lý các yếu tố nguy cơ, điều trị viêm phổi mới mắc triệt để và phòng ngừa viêm phổi tái phát cần được đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ, nhân viên Y tế và bệnh nhân đưa lên ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu chi phí y tế và xã hội.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.