Người bị viêm phế quản nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi?
Bệnh thường gặp
04/07/2024Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản là bộ phận mang không khí đến và đi từ phổi của bạn. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất nhầy (đờm) đặc, có thể bị đổi màu. Nguyên nhân của viêm phế quản do virus, vi khuẩn, khói thuốc lá…. Và nhiều nguyên nhân khác nữa. Vậy người bệnh viêm phế quản kiêng ăn gì và món ăn nào trị viêm phế quản? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân mắc viêm phế quản
- Viêm phế quản cấp tính
- Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính là do nhiễm virus, chiếm trên 95% các ca bệnh. Virus có thể là rhinovirus, parainfluenza, virus cúm A hoặc B, coronavirus, hay metapneumovirus, gây nhiễm trùng đường hô hấp trên trước khi lan xuống phế quản. Ngoài ra, vi khuẩn và nấm cũng có thể là thủ phạm nhưng ít gặp hơn.
- Các yếu tố khác như tiếp xúc với khí độc, khói thuốc lá, bụi, dung môi công nghiệp, hay thay đổi thời tiết đột ngột cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Viêm phế quản mạn tính
- Viêm phế quản mạn tính
- Ngược lại viêm phế quản mạn tính thường liên quan mật thiết đến hút thuốc lá, cả chủ động và thụ động. Khói thuốc phá hủy cơ chế tự bảo vệ tự nhiên của phổi, gây tổn thương lâu dài và khiến bệnh tiến triển thành mãn tính. Ô nhiễm môi trường, nhiễm virus vi khuẩn kéo dài và yếu tố sức đề kháng kém cũng là những nguyên nhân chính của viêm phế quản mạn tính.
Người bị viêm phế quản nên ăn gì?
- Những món ăn để triều trị viêm phế quản
- Những loại trái cây đa màu sắc, các loại quả họ quýt như: cam, quýt, bưởi…cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, tốt cho sức khỏe.
- Các loại rau xanh như cải xoăn, rau ngót, bông cải xanh… trong rau xanh có chứa kẽm giúp nâng cao hệ miễn dịch của người bệnh, phục hồi tốt hơn.
- Ớt cay có chứa capsaicin có tác dụng làm loãng các chất nhầy trong phổi để cải thiện tình trạng ho có đờm khi bị viêm phế quản, ăn lượng cay vừa đủ.
- Uống đủ nước, sử dụng nước ấm giúp giảm đờm trong họng và dễ dàng tống ra ngoài.
- Thực phẩm có tính kháng sinh tự nhiên: rau kinh giới, tỏi, gừng, hành tây, mật ong. Lưu ý không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống mật ong vì có nguy cơ bị ngộ độc.
- Thực phẩm có chứa nhiều đạm để cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng như thịt bò, thịt gà
- Thức ăn lỏng như cháo gà, súp gà… giúp cảm giác đau họng, giúp long đờm và thông phế quản, giúp dễ hấp thu…
Người bị viêm phế quản nên kiêng gì?
- Người bị viêm phế quản nên kiêng ăn:
- Đồ ăn chiên rán, đồ uống có gas là những thực phẩm dễ gây đầy hơi, khó tiêu khiến tình trạng viêm phế quản nặng hơn, gây khó thở.
- Cà phê, rượu, bia hay đồ uống có cồn có tính lợi tiểu và gây ra tình trạng mất nước cho các tế bào làm cho dịch nhầy ở phổi trở nên đặc hơn, khó để khạc nhổ ra ngoài.
Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị: nếu dùng quá nhiều sẽ gây kích thích niêm mạc phế quản, khô rát họng dẫn đến ho nhiều và đau họng - Thức ăn nhiều muối: làm tăng lượng nước trong mô phổi gây tăng dịch nhầy, tăng lượng đờm làm bít tắc đường thở.
- Thức ăn nhiều đường: chocolate, bánh kẹo, nước ngọt… gây tăng tiết dịch đờm vùng họng, gây ho dai dẳng, gây nóng trong người và tăng triệu chứng khó thở.
Nguyễn Thị Tú Trinh
Đã kiểm duyệt
Thạc sĩ Dược lý - Dược lâm sàng. Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chuỗi bán lẻ Dược phẩm. Hiện là Chuyên viên huấn luyện bán lẻ Dược Pharmacity - Khu vực Mekong