Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị
Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh về tiêu hóa phổ biến, bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Nhận biết dấu hiệu để điều trị kịp thời.
Đừng chủ quan trước những triệu chứng viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện những vết viêm và loét ở bề mặt niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Các vết loét có thể là những vết loét nhỏ hoặc lớn, và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Đây là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam.
Tuy loét dạ dày tá tràng không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng chúng có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc bệnh. Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có 60% nguy cơ viêm loét ở dạ dày, 95% nguy cơ viêm loét tại tá tràng và 25% vết loét đến từ vòm cong của dạ dày chiếm kích thước nhỏ.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân gây loét dạ dày rất đa dạng và từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó hai nguyên nhân chính gây tình trạng này là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) hay dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
Vi khuẩn HP: Có khả năng sinh sôi và phát triển được ở môi trường acid của dịch dạ dày. Chúng làm mỏng lớp nhầy bảo vệ dạ dày và kích thích tăng sản xuất gastrin, tăng tiết acid, từ đó làm mỏng lớp chất nhầy bảo vệ và gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày tá tràng.
Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau thường xuyên: Việc sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau lâu dài ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm và giảm tái tạo niêm mạc, vì vậy những tổn thương kéo dài gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Ngoài hai nguyên nhân gây bệnh kể trên, những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm loét dạ dày tá tràng như:
- Thường xuyên hút thuốc lá;
- Lạm dụng rượu bia, thức uống có cồn;
- Căng thẳng, lo lắng (stress) kéo dài;
- Thói quen ăn uống không điều độ và thiếu cân đối các nhóm dinh dưỡng.
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng cần lưu ý
Bệnh ở giai đoạn nhẹ đa số không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn tình trạng đau bụng thông thường, do đó rất khó nhận biết. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết mắc viêm loét dạ dày thông qua các dấu hiệu sau:
- Đau bụng: Tình trạng đau âm ỉ vị trí thượng vị (nằm trên rốn), cơn đau thường xuất hiện và gia tăng sau khi ăn. Đây là một trong những triệu chứng viêm dạ dày thường gặp nhất.
- Ợ hơi, ợ , chướng bụng, khó tiêu: Do cơ thể không thể chuyển hóa hết các thức ăn, đặc biệt là thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ.
- Buồn nôn, nôn: Người bệnh có thể nôn khan hoặc nôn ra thức ăn lẫn dịch dạ dày.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Do không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Xuất huyết tiêu hóa: Trường hợp nặng, người bệnh có thể gặp triệu chứng nôn hoặc đi ngoài ra phân đen hoặc có lẫn máu.
Tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ địa mà mỗi người sẽ có những triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng khác nhau.
Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Khi cơ thể có những triệu chứng kể trên và nghi ngờ viêm loét dạ dày tá tràng, bạn cần đi đến bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị đúng cách và kịp thời.
Sau khi được kiểm tra xác định viêm loét dạ dày tá tràng, việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ phụ thuộc vào tình trạng viêm loét, giai đoạn phát bệnh của mỗi bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Một số phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng được sử dụng hiện nay gồm:
Thuốc kháng tiết acid: Qua nhiều cơ chế khác nhau như kháng thụ thể H2, kháng choline, kháng gastrine và kháng bơm proton.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Nhóm Sucrafat hay Bismuth.
Điều trị bằng kháng sinh: Đối với người bị bệnh do vi khuẩn HP sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và giảm nguy cơ tái phát. Sử dụng kháng sinh đúng cách, người bệnh cần hoàn thành đầy đủ liều và uống thuốc đúng thời điểm để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Phẫu thuật: Đối với trường hợp nghiêm trọng và không đáp ứng với phương pháp điều trị trên, phẫu thuật có thể được xem xét để loại bỏ các vết loét hoặc sửa chữa các tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng.
Người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, không tự ý thay đổi loại và liều lượng thuốc cũng như thời gian uống thuốc để tránh những tác dụng phụ hoặc biến chứng không mong muốn.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị ngay sẽ trở thành mãn tính gây khó khăn trong việc điều trị và khó có thể khỏi hoàn toàn.
Bạn hoàn toàn có thể chủ động các biện pháp chăm sóc sức khỏe để phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thông qua việc xây dựng và duy trì thói quen giữ gìn vệ sinh để hạn chế tiếp xúc vi khuẩn, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống khoa học. Mong rằng những kiến thức trong bài viết trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa tốt hơn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm: