Viêm gan E: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Tổng quan chung về viêm gan E
Viêm gan E là bệnh gan gây ra bởi virus viêm gan E (HEV). Bệnh viêm gan E có thể thành dịch do nhiễm bẩn nguồn nước. Hiện đã tìm ra 8 kiểu gen chính, kiểu 1 và 2 là kiểu gen gây bệnh ở người.
HEV là loại herpesvirus có bộ gen loại RNA, thuộc họ Herpesviridae và không có vỏ bọc (nonenveloped). HEV có đường kính khoảng từ 27 đến 34 nm và chứa một chuối đơn RNA có độ dài xấp xỉ 7.500 base. Bộ gen của HEV là một chuối RNA dương gồm 3 khung đọc mở (opening reading frames: ORFs). ORF lớn nhất chứa 1693 codon, mã hóa cho các protein phi cấu trúc (nonstructural proteins) có vai trò trong hình thành và nhân lên của HEV. ORF thứ hai gồm 660 codon, mã hóa cho các protein cấu trúc. ORF thứ ba gồm 123 codon, có khả năng mã hóa cho một protein cấu trúc, tuy nhiên chức năng của khung đọc mở này còn chưa được xác định.
Triệu chứng nhiễm virus viêm gan E
Triệu chứng của viêm gan E có thể khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng phổ biến của viêm gan E bao gồm:
- Mệt Mỏi và Cảm Giác Yếu Đuối: Một trong những triệu chứng đầu tiên của viêm gan E là cảm giác mệt mỏi và yếu đuối, thường xảy ra ngay sau khi bị nhiễm virus.
- Đau Hạ Sườn Phải: Cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng hạ sườn phải, nơi gan nằm.
- Vàng Da và Vàng Mắt: Sự tích tụ của bilirubin trong máu dẫn đến hiện tượng da và mắt bị vàng, gọi là jaundice.
- Sốt Cao và Ớn Lạnh: Sốt nhẹ đến cao cùng với cảm giác ớn lạnh, đây là phản ứng của cơ thể đối với sự nhiễm trùng.
- Buồn Nôn và Nôn Mửa: Cảm giác buồn nôn, nôn mửa và giảm cảm giác thèm ăn.
- Nước Tiểu Tối Màu và Phân Sáng Màu: Thay đổi màu sắc nước tiểu thành màu tối và phân có thể sáng màu hoặc nhạt hơn bình thường.
- Đau Cơ và Khớp: Cảm giác đau nhức ở cơ và khớp cũng có thể xuất hiện trong một số trường hợp.
Nguyên nhân gây viêm gan E
Viêm gan E lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng. Virus HEV được đào thải qua phân của người hoặc động vật nhiễm bệnh, sau đó lây cho người bệnh qua đường nước uống, đồ ăn bị nhiễm mầm virus. Có thể kể đến một số hình thức lây truyền như:
- Qua thực phẩm sống không được nấu chín từ động vật bị nhiễm bệnh
- Qua nguồn nước uống bị ô nhiễm bởi phân chứa mầm bệnh
- Qua truyền máu, chế phẩm máu của người bị viêm gan E
- Lây truyền dọc từ mẹ sang con trong quá trình mang thai
Virus HEV dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài vì thế bạn chỉ cần đun sôi trong 1 – 2 phút là có thể tiêu diệt được virus.
Đối tượng nguy cơ
- Đối tượng dễ mắc viêm gan E chủ yếu là trẻ vị thành niên và người trong độ tuổi 15 – 44 tuổi và phụ nữ có thai.
- Người có thói quen ăn thực phẩm chưa đun sôi, nấu chín, vệ sinh cá nhân kém sạch sẽ
- Người tiếp xúc với máu của bệnh nhân viêm gan E
- Người đi đến vùng dịch viêm gan E
Viêm gan E hay gặp ở các nước đang phát triển với tỷ lệ từ 0.2 đến 4%, như ở châu Á, Trung Đông và châu Phi, hiếm gặp ở các nước phát triển, tuy nhiên HEV IgG có thể gặp ở trên toàn thế giới.
Chẩn đoán viêm gan E
Triệu chứng lâm sàng của viêm gan E giống với các viêm gan virus khác, không có tính đặc hiệu nên bác sĩ sẽ khai thác các yếu tố dịch tễ như đi đến vùng có dịch viêm gan E lưu hành,… thói quen ăn uống, sinh hoạt của người bệnh.
Bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán viêm gan E như:
- IgM anti-HEV (+) ngay khi có triệu chứng và có thể kéo dài đến 6 tháng. Xét nghiệm này thường được chỉ định đầu tiên đối với người bệnh đi đến vùng dịch lưu hành.
- IgG anti-HEV (+) sau 10-12 ngày khi có biểu hiện bệnh và kéo dài nhiều năm.
- Các xét nghiệm viêm gan virus cấp như ALT, AST máu tăng, Bilirubin máu tăng .
Phòng ngừa viêm gan E
Chủ động phòng ngừa bệnh là phương pháp hiệu quả nhất chống lại sự lây nhiễm của virus bằng cách:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn thực phẩm sống chưa qua chế biến
- Giữ gìn vệ sinh nguồn nước sử dụng hàng ngày
- Theo dõi các thông tin dịch tễ để tránh các vùng dịch lưu hành. Tiêm vaccine phòng bệnh.
Điều trị viêm gan E như thế nào
- Viêm gan E thường tự khỏi mà không cần điều trị và hầu hết người bệnh tự hồi phục mà không để lại biến chứng lâu dài.
- Hiện chưa có phương pháp điều trị kháng HEV cấp đặc hiệu.
- Người bệnh cần nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng, ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau củ quả.
- Thuốc Ribavarin liều thấp có thể được chỉ định để triệu trị bệnh. Các thuốc điều trị bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.