Uống trà hoa cúc có tác dụng gì? Cách pha trà hoa cúc bổ dưỡng
Trà hoa cúc được xem là loại thảo mộc thanh mát mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giải độc, hạ nhiệt, thải độc gan, giảm căng thẳng,…Trong bài viết này, Pharmacity sẽ cung cấp cho bạn các lợi ích nổi bật mà trà hoa cúc mang lại và cách sử dụng chúng đúng cách để đạt hiệu quả nhất. Cùng tham khảo nhé!
Tác dụng của trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng gì? Trong y học, hoa cúc được xem là một loại dược phẩm có tác dụng hỗ trợ sức khỏe và làm đẹp, giúp điều trị một số loại bệnh như mất mất ngủ, căng thẳng. Dưới đây là một số công dụng nổi bật từ trà hoa cúc mà bạn nên biết:
Lợi ích của trà hoa cúc là tốt cho tim mạch
Trà hoa cúc chứa nhiều flavones, là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp hỗ trợ giảm cholesterol, ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, nó còn làm giảm tình trạng đau thắt ngực và giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt.
Trà hoa cúc có tác dụng cải thiện giấc ngủ
Nghiên cứu năm 2019 chỉ ra rằng người mắc rối loạn lo âu đã có sự cải thiện sau 2 – 4 tuần sử dụng trà hoa cúc. Việc uống loại trà này có khả năng làm tinh thần thư giãn, giảm căng thẳng và mệt mỏi, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm nguy cơ trằn trọc giữa đêm.
Xem thêm: Cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất
Trà hoa cúc có tác dụng cải thiện giấc ngủ
Uống trà hoa cúc giải cảm
Với đặc tính thanh mát và tính hàn, là bài thuốc giải cảm lạnh hiệu quả. Trong y học phương Đông, trà này điều trị phong hàn, hạ sốt, đau đầu và sưng tấy. Đồng thời, hơi nước nóng từ trà cũng có thể giảm đau họng và giảm nghẹt mũi.
Thanh lọc cơ thể
Một số nghiên cứu cho thấy việc uống trà hoa cúc đều đặn giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể hiệu quả. Những người thường xuyên bị nhiệt miệng hoặc nổi mụn nhọt do nóng cơ thể có thể sử dụng loại trà này.
Ngoài ra, hoa cúc chứa hàm lượng sesquiterpene lactone giúp thanh lọc và tăng cường chức năng gan, giảm các triệu chứng vàng da, mẩn ngứa ở những người thường xuyên bị nóng gan.
Xem thêm: 11 thực phẩm bổ sung nước tuyệt vời cho cơ thể
Trà hoa cúc giúp cải thiện thị lực
Các thành phần có trong trà có thể làm giảm căng thẳng thần kinh, giảm mỏi mắt và khô mắt. Sử dụng trà hoa cúc thường xuyên cũng là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe đôi mắt.
Trà hoa cúc cải thiện sức khoẻ đôi mắt
Giảm đau bụng kinh
Trà hoa cúc không chỉ giúp giảm co thắt tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt mà còn làm giảm căng thẳng thần kinh nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng tinh dầu chiết từ hoa cúc thoa lên vùng bụng để giảm đau hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng trà hoa cúc đúng cách
Để đạt kết quả tốt nhất cho sức khỏe khi sử dụng trà hoa cúc, hãy tuân thủ các khuyến cáo sau đây.
Thời điểm nào nên uống trà hoa cúc
Có thể thưởng thức trà hoa cúc vào mọi thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, thời gian thích hợp để uống trà hoa cúc là sau khi ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ nửa tiếng.
Trong nhiều trường hợp khác, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên sử dụng trà như sau:
- Sau khi ăn nhiều dầu mỡ: Đối với người bình thường, cần khoảng 4 tiếng để tiêu hóa thực phẩm giàu mỡ. Uống trà hoa cúc sau bữa ăn giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm cảm giác ngán và đầy bụng.
- Sau khi ăn mặn: Ăn mặn làm tăng lượng muối trong cơ thể, vì vậy uống trà sau bữa ăn giúp bài tiết muối, hỗ trợ việc trung hòa cân bằng muối trong cơ thể.
- Sau khi vận động tập thể dục: Uống trà hoa cúc sau khi tập thể dục không chỉ giúp bù nước, cung cấp năng lượng mà còn giảm đau cơ do hoạt động mạnh.
Ai không nên uống trà hoa cúc?
Một số trường hợp nên tránh dùng trà hoa cúc:
- Người có tiền sử dị ứng: Việc dùng loại trà này có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng như khó thở, sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Tương tác thuốc: Một số loại thuốc làm loãng máu, trà hoa cúc có thể gây tương tác với một số loại thuốc làm loãng máu.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ em khi sử dụng các loại thực phẩm bổ sung này có thể bị ngộ độc nên cần lưu ý.
- Một số trường hợp khác như: Người bị tiêu chảy, đau đầu, ớn lạnh,…
Gợi ý các cách pha trà hoa cúc tốt cho sức khỏe
Trà hoa cúc mật ong
Trà hoa cúc mật ong có tác dụng cải thiện giấc ngủ, tốt cho mắt, đẹp da và ngăn ngừa tình trạng cảm cúm thông thường thường. Cách làm như sau:
- Bước 1: Cho 50g trà hoa cúc khô vào bình với 200ml nước sôi.
- Bước 2: Ủ trà khoảng 20 phút và dùng rây lọc bỏ xác trà.
- Bước 3: Cho 20ml mật ong vào cốt trà, khuấy đều và thưởng thức.
Trà hoa cúc táo đỏ
Sự kết hợp hoa cúc và táo đỏ mang đến nhiều công dụng như điều trị cảm lạnh, đau đầu, giảm stress và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Cách pha chế trà táo đỏ cùng hoa cúc như sau:
- Bước 1: Cho trà hoa cúc và táo đỏ vào bình, thêm vào khoảng 400ml nước sôi.
- Bước 2: Đậy nắp kín và ủ trà trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Thêm mật ong vào bình rồi khuấy đều.
Cách pha trà thơm ngon
Trà hoa cúc đường phèn
Khi kết hợp với đường phèn, trà hoa cúc giúp tăng cường sức khỏe như giải cảm, hạ sốt nhanh, trị phong hàn, thanh nhiệt, giải độc, giảm huyết áp, giảm tình trạng đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Cho hoa cúc vào bình, đổ nước sôi vào và hãm trà trong 5 phút.
- Bước 2: Đổ nước cũ đi, thêm vào bình khoảng 300ml nước sôi.
- Bước 3: Cho thêm đường phèn hoặc mật ong vào rồi khuấy đều.
Một số lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc
Pha trà hoa cúc chỉ nên dùng nước có nhiệt độ từ 80 – 85 độ C. Ủ trà trong thời gian 3 – 5 phút và có thể kết hợp với bạc hà, kim ngân, mật ong, kỷ tử,…để tăng tác dụng của trà.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống 3 tách/ngày và không nên thay thế cho nước lọc.
Đối với những người có thể trạng yếu, bị tiêu chảy, ớn lạnh, chướng bụng, đau đầu, đặc biệt phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng. Bạn cũng không nên dùng trà hoa cúc khi đang đói bụng hoặc vừa vận động nặng nhọc.
Trà hoa cúc với hương vị nhẹ nhàng không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên. để đạt được hiệu quả tối đa, bạn cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng và pha trà đúng cách theo hướng dẫn của Pharmacity.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: