Tuổi thay răng sữa ở trẻ cần lưu ý điều gì?
Theo quy luật, độ tuổi thay răng sữa thường diễn ra từ 6 – 12 tuổi nhưng còn phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Để mẹ hiểu rõ thêm để có thể dự đoán và theo dõi quá trình thay răng của con thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tuổi mọc răng sữa ở trẻ là bao nhiêu?
Răng sữa đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai, hoàn thiện cung xương hàm của trẻ và tạo chỗ cho răng vĩnh viễn định hình và mọc lên sau này. Răng vĩnh viễn được phát triển ở bên dưới răng sữa nên nếu răng sữa bị sâu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Vì vậy khi răng sữa bị sâu cần phải chữa trị kịp thời tránh để ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Khi trẻ được 3 – 4 tuổi thì hàm răng sữa sẽ được hoàn thiện với 20 chiếc.
“Tuổi thay răng sữa thường là khi trẻ được 5 – 6 tuổi, lúc này răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.”
Tuy nhiên, có một số trường hợp răng sữa lung lay sớm hơn lúc trẻ được 4 tuổi hoặc muộn hơn lúc trẻ 7 – 8 tuổi. Với những trường hợp trẻ có răng sữa bị lung lay và rụng quá sớm thì nên đưa trẻ đi khám ở các nha khoa để bác sĩ theo dõi. Và nếu bé đã được khoảng 10 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc chiếc răng sữa nào thì tức là trẻ mọc răng trễ, lúc này các cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn.
2. Tuổi thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em
Đến một giai đoạn nhất định, răng vĩnh viễn ở bên dưới sẽ gây áp lực, làm chân răng sữa bị tiêu dần khiến răng sữa lung lay, rụng đi. Sau đó răng vĩnh viễn sẽ mọc ngay ở những vị trí răng sữa vừa rụng. Thường tuổi thay răng sữa mọc răng vĩnh viễn của bé thường là:
- Từ 6 đến 8 tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới
- Từ 7 đến 9 tuổi: Mọc 4 răng cửa trên
Thứ tự các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí của răng sữa trong hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ có một chút khác biệt so với hàm dưới. Đối với hàm trên, thứ tự phổ biến của các răng là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng tiền cối – răng nanh và các răng cối lớn. Đối với hàm dưới, thứ tự của các răng sẽ là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.
“Tuổi thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em cũng phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng, cũng như thói quen của trẻ.”
Bên cạnh đó, độ tuổi thay răng sữa ở trẻ em diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng, cũng như thói quen của trẻ. Đặc điểm như số chân của răng và tình trạng không gian thoải mái cũng ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Thói quen của trẻ như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng cũng có thể kéo dài quá trình thay răng sữa.
3. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc và thay răng
Chính vì răng có vai trò hết sức quan trọng nên các bậc cha mẹ cần chăm sóc và bảo vệ răng cho trẻ trong giai đoạn tuổi thay răng sữa tốt nhất. Các biện pháp dự phòng và chăm sóc bao gồm:
- Tạo cho trẻ thói quen tự lập, tự đánh răng bằng kem đánh và hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách
- Nên đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để được kiểm tra và điều trị sớm sâu răng, các bệnh răng miệng cũng như làm vệ sinh răng
- Tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm và đồ ăn ngọt, khó nhai
- Chăm sóc răng miệng cho trẻ bằng việc cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả
- Khuyến khích trẻ không có các thói quen như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, thở bằng miệng hoặc chống cằm
Trong thời gian trẻ mọc và thay răng, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi và biết cách chăm sóc răng miệng của trẻ. Điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hàm răng vĩnh viễn trước và sau khi trẻ trưởng thành.
Đừng bỏ qua giai đoạn quan trọng này và hãy đảm bảo răng miệng của trẻ được chăm sóc đúng cách!
Câu hỏi thường gặp (FAQs)
1. Tuổi thay răng sữa diễn ra vào thời điểm nào?
Thường thì tuổi thay răng sữa diễn ra từ 5 – 6 tuổi, tuy nhiên có thể có sự khác biệt tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
2. Răng sữa và răng vĩnh viễn mọc theo thứ tự nào?
Răng sữa sẽ lung lay và rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Thứ tự mọc răng vĩnh viễn trong hàm răng của trẻ thường là từ răng cửa giữa, răng cửa bên, răng tiền cối, răng nanh, và cuối cùng là các răng cối.
3. Tại sao tuổi thay răng sữa có sự khác biệt giữa các trẻ?
Tuổi thay răng sữa có sự khác biệt giữa các trẻ do nhiều yếu tố như đặc điểm các loại răng và vị trí của răng, cũng như thói quen của trẻ.
4. Làm thế nào để chăm sóc răng miệng cho trẻ trong giai đoạn thay răng?
Để chăm sóc răng miệng cho trẻ trong giai đoạn thay răng, bạn nên tạo cho trẻ thói quen tự đánh răng, đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ, tránh cho trẻ ăn đồ ăn có đường và khuyến khích trẻ không có các thói quen xấu như mút tay hay lấy lưỡi đẩy vào răng.
5. Làm thế nào để biết con mình đã thay răng sữa?
Bạn có thể kiểm tra điều này bằng cách nhìn thấy các chiếc răng mới mọc trong miệng của trẻ hoặc tìm thấy những chiếc răng sữa đã rụng.
Nguồn: Tổng hợp
