Tình trạng trẻ đi ngoài phân sống có nguy hiểm không?
Đường tiêu hóa của trẻ không thuận lợi là nỗi niềm của nhiều cha mẹ có con nhỏ. Vậy tình trạng trẻ đi ngoài phân sống có nguy hiểm không? Theo lời khuyên của các bác sỹ chuyên khoa nhi bệnh viện Nhi Trung Ương thì khi trẻ đi phân sống lợn cợn, phân rắn hoặc phân sệt, có nước và mỗi ngày đi từ 1 – 3 lần là điều bình thường không đáng lo.
Trẻ uống sữa mẹ hoàn toàn
- Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, trong 3 tháng đầu nếu 1 ngày trẻ đi ngoài từ 4 – 5 lần nhưng vẫn tăng cân bình thường thì hoàn toàn bình thường. Cứ để trẻ đi như vậy, qua 3 tháng số lần đi ngoài sẽ giảm xuống và hệ tiêu hóa của bé sẽ dần đi vào ổn định. Lưu ý, đây là trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mới có thể áp dụng.
Trẻ uống sữa ngoài
Nếu với những trẻ uống sữa ngoài thì tình trạng đi ngoài thể hiện sự thích nghi của con không phù hợp với sữa công thức. Trong trường hợp mỗi ngày con đi ngoài 1 – 3 lần và vẫn tăng cân bình thường thì mẹ không can thiệp nhưng đi ngoài với tần suất nhiều hơn thì nên đổi sữa cho con.
Khi nào trẻ đi ngoài phân sống mới nguy hiểm?
Nếu trẻ đi ngoài phân sống trong 3 tháng đầu tiên, đi kèm với nó là tình trạng tăng cân chậm thì phải cân nhắc và suy nghĩ ngay tới những biện pháp điều trị thích hợp để cắt bỏ hiện tượng này ngay lập tức.
Một số trường hợp trẻ đi ngoài phân sống phải được hết sức lưu ý:
- Một ngày trẻ đi ngoài 4-5 lần, con bị mất nước, từng bị tiêu chảy, lười bú sữa. Nếu như số lần con đi vệ sinh mà lên tới con số 10 thì tức là con đã bị tiêu chảy cấp cần được cấp cứu ngay.
- Phân đi có máu tươi, nhiều nước, không ăn uống tốt như trước. Trong trường hợp này rất có thể trẻ đã bị kiết hoặc chảy máu đường ruột, cần phải điều trị kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa về lâu về dài.
- Đi ngoài hơn chục lần 1 ngày, có hiện tượng nóng sốt và nôn ói. Khi cơ thể bắt đầu lên tiếng chống lại quá trình mất nước, đi vệ sinh quá nhiều thì tức nó đã bắt đầu không chịu được. Lúc này, điều cần thiết chính là phải làm sao để cắt cơn đi vệ sinh.
Trẻ đi ngoài phân sống sẽ không nguy hiểm trong một số trường hợp như: Trẻ đi ngoài ngày 1-3 lần nhưng ăn uống bình thường và tăng cân tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định khi số lần đi ngoài tăng lên và cơ thể có những phản ứng để chống lại thì bắt buộc phải cho trẻ thăm khám ngay lập tức vì rất có thể đó là dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột.
“Trẻ đi ngoài phân sống có nguy hiểm không?” thì chắc chắn là có. Trong một số trường hợp bạn có thể không cần quá lo lắng nhưng tuyệt đối không bao giờ được chủ quan vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con em mình.
Những câu hỏi thường gặp về tình trạng trẻ đi ngoài phân sống:
1. Trẻ đi ngoài phân sống bao nhiêu lần trong một ngày là bình thường?
Trẻ đi ngoài phân sống từ 1-3 lần trong một ngày được coi là bình thường.
2. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, nếu đi ngoài phân sống nhiều lần thì có nguy hiểm không?
Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu, nếu đi ngoài phân sống từ 4-5 lần mỗi ngày nhưng vẫn tăng cân bình thường, thì không có gì phải lo lắng.
3. Trẻ uống sữa công thức, nếu đi ngoài phân sống quá nhiều lần thì phải làm sao?
Nếu trẻ đi ngoài phân sống quá nhiều lần (hơn 3 lần/ngày), mẹ nên đổi loại sữa cho con hoặc tham khảo ý kiến của bác sỹ.
4. Khi nào trẻ đi ngoài phân sống mới nguy hiểm và cần điều trị?
Nếu trẻ đi ngoài phân sống trong 3 tháng đầu tiên và tăng cân chậm, cần cân nhắc các biện pháp điều trị ngay lập tức.
5. Khi trẻ đi ngoài phân sống có máu tươi và nhiều nước, điều đó có nguy hiểm không?
Nếu trẻ đi ngoài phân sống có máu tươi và nhiều nước, cần phải thăm khám và điều trị kịp thời do có thể là dấu hiệu của viêm đường ruột hoặc chảy máu đường ruột.
Nguồn: Tổng hợp
