Tiêu chảy - Bệnh thường gặp cần chú ý dịp lễ Tết!
Tiêu chảy là tình trạng bệnh về tiêu hóa thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng bệnh và chủ động bảo vệ sức khỏe hàng ngày và trong dịp lễ tết.
Tiêu chảy là bệnh gì?
Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong vòng 24 tiếng. Tuy nhiên cần phân biệt với tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ đi phân lợn cơn nhiều lần trong ngày, đó không phải là tiêu chảy.
Tiêu chảy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn (dưới 14 ngày) được gọi là tiêu chảy cấp. Thông thường, bệnh tiêu chảy có thể phát triển từ nhẹ đến nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời dẫn đến cơ thể mất nước điện giải, suy dinh dưỡng và thậm chí tử vong.
Tiêu chảy cấp là bệnh rất thường gặp dịp lễ tết, đây là khoảng thời gian tiềm ẩn nhiều nguy cơ của bệnh tiêu chảy do tiệc tùng, rượu bia và thực phẩm đa dạng, các loại thực phẩm lên men,…. Vì vậy, chúng ta cần cẩn thận lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm và lễ tết.
Nguyên nhân gây tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, một số nguyên nhân thường gặp như:
- Nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột: Vi trùng, vi rút, ký sinh trùng, vi nấm thường gặp nhất là khi dùng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nguồn thức ăn và nguồn nước chứa vi khuẩn E.coli, Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiêu chảy.
- Rối loạn vi sinh thường trú đường ruột do dùng kháng sinh.
- Các bệnh lý khác: Không dung nạp lactose, dị ứng sữa bò, hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy, viêm đại tràng,…
Một số nguyên nhân gây tiêu chảy
Điều trị tiêu chảy cho người lớn, trẻ em và trè sơ sinh như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
- Khi bị tiêu chảy, đầu tiên cần phải bù nước và chất điện giải.
- Bạn có thể dùng thuốc để hỗ trợ điều trị tiêu chảy giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy và giảm mất nước và chất điện giải. Có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc vi sinh để hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc vi sinh ( probiotic- men vi sinh sống hay postbiotic- men vi sinh bất hoạt). Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy. Hãy cẩn thận lựa chọn những sản phẩm là thuốc có nghiên cứu chứng minh hiệu quả đều trị tiêu chảy rõ ràng và an toàn cho cho cả gia đình.
- Dùng kháng sinh nếu bị tiêu chảy nhiễm trùng (khi trong phân có lẫn máu, đàm, nhớt và bị sốt). Khi nghi ngờ tiêu chảy nhiễm trùng, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để được khám, xét nghiệm và điều trị hợp lý.
Lưu ý, đối với trẻ nhỏ thì ba mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Một số biện pháp phòng bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy có thể phòng ngừa, một vài biện pháp mà chúng ta cần thực hiện để phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, môi trường, nơi sinh sống, vật dụng và đồ dùng trong ăn uống.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn chín, uống sôi và không uống nước lã. Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và bảo quản thức ăn đúng cách.
- Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch: Nguồn nước dùng để ăn uống, sinh hoạt cho gia đình phải đảm bảo rằng đây là nguồn nước sạch.
Khi bị bệnh tiêu chảy dạng nhẹ có thể bù nước điện giải và nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, tuy nhiên nếu bệnh nặng cần đưa đến bệnh viện để kiểm tra theo dõi để tránh những tình huống nguy hiểm. Chủ động các biện pháp phòng bệnh để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe dịp lễ tết.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm: