Tác hại của việc pha sữa công thức sai tỉ lệ
Pha sữa công thức quá loãng
- Khi mẹ pha sữa công thức sai tỉ lệ quá loãng sẽ khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, còi xương và chậm lớn.
- Việc thêm nhiều nước còn làm loãng nồng độ natri và các chất điện giải trong cơ thể của trẻ.
- Cơ thể trẻ có thể bị dư nước khi mẹ pha sữa loãng, gây ngộ độc nước.
“Vào đầu năm 2016, tại Mỹ đã ghi nhận một trường hợp bà mẹ trẻ đã pha loãng sữa cho con dùng trong thời gian dài làm cho não bé bị sưng. Vì không được cứu chữa kịp thời mà bé đã qua đời.”
Pha sữa công thức quá đặc
- Một số cha mẹ thường có quan điểm sai lầm rằng, pha sữa đặc hơn so với tỉ lệ khuyến nghị sẽ tốt cho con hơn.
- Uống sữa quá đặc sẽ làm cho niêm mạc ruột của trẻ bị tổn thương, gây viêm ruột và thậm chí là hoại tử ruột.
- Trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt, tiêu chảy ra máu nếu sử dụng sữa quá đặc lâu ngày.
“Ngoài ra, ở những năm tháng đầu đời, thận của trẻ cũng còn rất yếu. Vậy nên việc uống sữa quá đặc sẽ làm cho cơ thể trẻ bị mất nước. Thận của trẻ phải làm việc nhiều hơn. Lâu này, việc này sẽ dẫn đến tình trạng suy thận.”
Các nhà sản xuất đã nghiên cứu và đưa ra một tỉ lệ pha sữa phù hợp cho từng loại sữa và từng giai đoạn bé phát triển khác nhau. Do đó, mẹ tuyệt đối không được pha sữa công thức sai tỉ lệ cho con vì việc này sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Lưu ý khi pha sữa công thức cho trẻ
Ngoài việc không pha sữa công thức sai tỉ lệ cho con, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình pha sữa công thức cho bé nhà mình:
Nhiệt độ nước lý tưởng để pha sữa cho bé
Đa phần các loại sữa công thức hiện nay đều yêu cầu nước pha ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C.
“Trong một số loại sữa công thức có chứa một lượng nhỏ vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Nhiệt độ nước pha sữa cao sẽ làm phá hủy các cấu trúc của các vitamin cũng như làm mất chất dinh dưỡng trong sữa.”
Ngoài ra, nhiệt độ nước quá nóng cũng có thể làm chết các lợi khuẩn probiotic có trong sữa công thức.
Dùng nước gì để pha sữa công thức cho bé?
Nước dùng để pha sữa công thức cho bé phải là nước lọc đã đun sôi. Không nên dùng nước lã, nước tinh khiết hay nước khoáng vì có thể làm biến đổi chất dinh dưỡng trong sữa.
“Nếu dùng nước khoáng để pha sữa cho bé, lâu ngày sẽ hình thành sỏi thận.”
Không pha trộn thêm thực phẩm khác
Mẹ không được tùy tiện thêm các loại thực phẩm khác vào trong bình sữa của con. Mỗi đứa trẻ đều khác biệt và thứ tốt với trẻ này có thể không tốt với trẻ khác.
Không dùng lại sữa thừa cho bé
Chỉ dùng 1 bình sữa hoàn toàn mới cho mỗi lần bé bú và vứt bỏ lượng sữa thừa nếu bé không hết. Không được tích trữ lượng sữa thừa trong bình để dùng lại vào lần sau vì lượng sữa thừa này có thể đã bị nhiễm khuẩn.
“Ngoài ra, mẹ cũng không được cho bé dùng sữa công thức đã pha để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng.”
Nuôi con bằng sữa công thức tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng đòi hỏi sự cẩn thận trong cách pha sữa và chăm sóc con. Việc pha sữa công thức sai tỉ lệ, không tiệt trùng dụng cụ pha sữa hay dùng lại sữa thừa cho bé sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển toàn diện của bé.
Các câu hỏi thường gặp về việc pha sữa công thức cho trẻ
1. Cách pha sữa công thức cho bé như thế nào là đúng?
Để pha sữa công thức cho bé đúng cách, bạn cần làm theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm và tuân thủ tỉ lệ pha sữa khuyến nghị của nhà sản xuất. Đồng thời, lưu ý sử dụng nước lọc đã đun sôi và kiểm tra nhiệt độ nước pha sữa.
2. Tại sao không nên pha sữa công thức quá loãng?
Pha sữa công thức quá loãng khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, còi xương và chậm lớn. Thêm nhiều nước còn làm loãng nồng độ natri và các chất điện giải trong cơ thể của trẻ. Cơ thể trẻ có thể bị dư nước khi mẹ pha sữa loãng, gây ngộ độc nước.
3. Pha sữa công thức quá đặc có tác hại gì?
Uống sữa quá đặc sẽ làm cho niêm mạc ruột của trẻ bị tổn thương, gây viêm ruột và thậm chí là hoại tử ruột. Trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt, tiêu chảy ra máu nếu sử dụng sữa quá đặc lâu ngày.
4. Nước gì tốt nhất để pha sữa công thức cho bé?
Nước dùng để pha sữa công thức cho bé phải là nước lọc đã đun sôi. Không nên dùng nước lã, nước tinh khiết hay nước khoáng vì có thể làm biến đổi chất dinh dưỡng trong sữa và gây hình thành sỏi thận.
5. Phải làm gì với lượng sữa thừa sau khi bé không hết?
Chỉ dùng 1 bình sữa hoàn toàn mới cho mỗi lần bé bú và vứt bỏ lượng sữa thừa nếu bé không hết. Không được tích trữ lượng sữa thừa trong bình để dùng lại vào lần sau vì lượng sữa thừa này có thể đã bị nhiễm khuẩn.
Nguồn: Tổng hợp
