Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau ở người cao tuổi
Càng lớn tuổi, những thay đổi về mặt sinh lý cũng như sự đáp ứng thuốc của người cao tuổi cũng rất khác so với người trẻ. Cùng tìm hiểu về những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau ở người cao tuổi trong bài viết dưới đây nhé!
Paracetamol – Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau ở người cao tuổi
Paracetamol (acetaminophen) là một loại thuốc giảm đau phổ biến nhất thường được sử dụng để kiểm soát các cơn đau. Loại thuốc này được đánh giá là tương đối an toàn, có thể được sử dụng cho hầu hết mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và người lớn tuổi. Paracetamol có tác dụng giúp hạ sốt và giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa, tuy nhiên nó lại không có khả năng kháng viêm nên sẽ không có nhiều hiệu quả trong việc điều trị các cơn đau do viêm.
“Paracetamol là loại thuốc giảm đau có thể gây ra tác dụng phụ là làm tăng độc tính trên gan. Độc tính này cũng sẽ tăng lên theo liều, nếu liều lượng quá cao có thể dẫn đến gây suy gan cấp tính không hồi phục. Ngay cả là liều điều trị, việc sử dụng thuốc giảm đau này tăng men gan thoáng qua và gây nhiễm độc gan.”
Theo đó, để giảm bớt tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc giảm đau ở người cao tuổi đặc biệt là những người bị bệnh gan hoặc suy giảm chức năng gan thì cần phải điều chỉnh lượng paracetamol phù hợp cho từng cá thể. Bởi việc đào thải chất chuyển hóa của paracetamol của người cao tuổi khó khăn hơn bình thường nên sẽ dễ gây tổn thương gan nhiều.
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid
NSAIDs có tác dụng điều trị các cơn đau dai dẳng cho viêm, đau cấp và mãn tính như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp ở người cao tuổi. Nó mang đến nhiều lợi ích hơn paracetamol vì vừa có tác dụng giảm đau, hạ sốt vừa có khả năng kháng viêm. Tuy nhiên, loại thuốc giảm đau được sử dụng trong thời gian ngắn khi các cơn đau bùng phát và khuyến cáo sử dụng thận trọng đối với người cao tuổi bởi chúng sẽ gây ra tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, tim mạch, thận…
- Tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa: NSAIDs có thể gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa với một số triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón. Nghiêm trọng hơn là loét và chảy máu đường tiêu hóa nếu sử dụng thường xuyên và tình trạng này có thể trầm trọng hơn khi tuổi càng cao. Tuy nhiên những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau ở người cao tuổi đó là sử dụng kết hợp với các loại thuốc bảo vệ đường tiêu hóa như misoprostol hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPIs).
- Tác dụng phụ đối với tim mạch: Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau ở người cao tuổi là gây tăng trữ nước, khiến tình trạng tăng huyết áp trầm trọng hơn, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tuy nhiên, ảnh hưởng trên huyết áp của mỗi thuốc NSAIDs là khác nhau, có thuốc làm tăng huyết áp nhiều hơn so với thuốc khác hoặc can thiệp đến quá trình kiểm soát thuốc huyết áp.
- Tác dụng phụ đối với thận: Thuốc NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc ở người cao tuổi và biểu hiện thành các tình trạng khác nhau như tăng kali máu, giảm mức lọc cầu thận, giữ natri và phù nề…
- Các tác dụng phụ khác: Ngoài dạng đường uống, một số loại thuốc NSAIDs còn được sử dụng tại chỗ. Việc sử dụng loại thuốc giảm đau này tại chỗ có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban hoặc ngứa tại vị trí sử dụng.
Thuốc giảm đau gây nghiện nhóm opioid
Thuốc giảm đau nhóm opioid được xem là loại thuốc mang đến hiệu quả cao nhất trong số các nhóm thuốc giảm đau. Loại thuốc này chỉ được sử dụng ở bậc cuối cùng trong bậc thang giảm đau của tổ chức Y tế Thế giới (1986) và được chỉ định để điều trị các cơn đau ở mức độ từ trung bình đến nặng, khi các loại thuốc không còn đáp ứng được đặc biệt là đau do ung thư.
“Việc lạm dụng thuốc giảm đau này có thể dẫn đến nghiện thuốc. Tuy nhiên, người cao tuổi thì thường sẽ ít lạm dụng thuốc giảm đau opioid hơn người trẻ. Ngoài việc gây nghiện, loại thuốc giảm đau nhóm opioid còn có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như tác dụng phụ đối với đường tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ nội tiết, suy giảm hô hấp và tăng nguy cơ té ngã.”
Nói tóm lại, hầu như tất cả các loại thuốc giảm đau đều gây ra những tác dụng phụ nhất định, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn hiểu biết về tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau ở người cao tuổi để có hướng sử dụng phù hợp.
Lời khuyên từ Pharmacity
- Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ và nhà sản xuất khi sử dụng thuốc giảm đau.
- Không tự ý tăng liều thuốc mà không có sự hướng dẫn từ chuyên gia y tế.
- Tránh sử dụng một lúc nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra sau khi sử dụng thuốc giảm đau, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.
- Xem xét sử dụng các phương pháp giảm đau thiên nhiên như yoga, massage, hay áp dụng nhiệt lên vùng đau trước khi sử dụng thuốc giảm đau.
Câu hỏi thường gặp về tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau ở người cao tuổi
1. Người cao tuổi có thể sử dụng paracetamol không?
Người cao tuổi có thể sử dụng paracetamol, nhưng cần tuân thủ liều lượng được hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2. Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid có an toàn cho người cao tuổi không?
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid có thể được sử dụng cho người cao tuổi, nhưng cần thận trọng vì có thể gây ra tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, tim mạch và thận.
3. Thuốc giảm đau opioid có an toàn cho người cao tuổi không?
Thuốc giảm đau opioid cần được sử dụng cẩn thận ở người cao tuổi vì có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc và gây ra tác dụng phụ khác như tác động đến đường tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ nội tiết và suy giảm hô hấp.
4. Người cao tuổi nên cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc giảm đau?
Người cao tuổi cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, không tự ý tăng liều thuốc, tránh sử dụng quá nhiều loại thuốc giảm đau cùng một lúc và tham khảo ý kiến bác sĩ khi có tác dụng phụ nghiêm trọng.
5. Có phương pháp giảm đau thiên nhiên nào có thể áp dụng cho người cao tuổi?
Có, người cao tuổi có thể áp dụng các phương pháp giảm đau thiên nhiên như yoga, massage, hay áp dụng nhiệt lên vùng đau trước khi sử dụng thuốc giảm đau.
Nguồn: Tổng hợp
