Tác dụng của nấm hương đối với sức khoẻ con người ước gì biết sớm hơn!
Tất cả các loại nấm hiện nay thì nấm hương vẫn luôn phổ biến nhất trong một bữa cơm gia đình, chúng không chỉ có giá thành phù hợp, hương vị thơm ngon mà còn có rất nhiều ích lợi tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác dụng của nấm hương là gì bên dưới đây.
Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của nấm hương
Nấm hương hay thường gọi là “nấm đông cô” là một loại nấm ăn hình dạng như một chiếc ô tí hon, đường kính khoảng 5 – 10 cm có màu nâu nhạt và khi chín sẽ chuyển thành màu nâu đậm.
Loài nấm này thường sống ký sinh khoảng từ 3-7 năm trên những loại cây lá to và thay lá theo mùa như sồi, dẻ, phong. Bạn có thể thấy loại nấm này được sấy khô hoặc tươi tại các khu chợ, siêu thị hay tại các cửa hàng bán đồ thực phẩm.
Nấm hương có chứa rất nhiều chất xơ và Vitamin B nhưng lại khá ít calo. Nên loài nấm này có thể được dùng làm thực phẩm hoặc là làm thành phần trong trong đông y.
Trong 15g nấm hương có thể cung cấp:
- Calo: 44
- Carbohydrate: 11g
- Chất xơ: 2g
- Protein: 1g
- Vitamin: B5, B6, D
- Các hoạt chất: Riboflavin, Đồng, Mangan, Niacin, Selen, Folate
- Cùng những hoạt chất khác như polysaccharide, sterol, terpenoid, lipid và các amino axit.
Đặc điểm của cây nấm hương
Nấm hương có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, nên việc bổ sung nấm hương trong thực đơn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng như:
Phòng tránh thiếu máu
Với hàm lượng sắt cao có trong nấm hương có thể hỗ trợ cơ thể tái tạo hồng cầu, đẩy nhanh lưu lượng máu lưu thông khắp cơ thể. Cùng với hàm lượng Vitamin B trong nấm nhiều nên có chức năng cung cấp thêm năng lượng, sản sinh thêm hồng cầu nhờ đó tránh phải tình trạng bị thiếu máu.
Xem thêm: Thức ăn cho người thiếu máu
Nấm hương có tác dụng phòng tránh thiếu máu nhờ hàm lượng sắt cao
Tốt cho gan
Nấm hương có tác giúp giúp trung hòa các chất như carbon tetrachloride, prednisone trong gan giảm xuống mức thấp nhất, từ đó giúp bảo về chức năng gan hoạt động ổn định hơn.
Ngoài ra, nấm hương còn hỗ trợ gia tăng lượng glycogen trong gan và hạ thấp men gan, giúp cải thiện chức năng gan lên đáng kể. Chưa kể, loại nấm này còn có thể hỗ trợ trong việc giải độc gan và giảm lượng cholesterol trong máu nhờ chất fruitamin hiệu quả.
Tăng cường miễn dịch
Không những thế, nấm hương có tác dụng chống oxy hóa, đào thải tạp chất ra khỏi cơ thể và khiến cho hệ miễn dịch được tăng cường bởi hàm lượng vitamin C.
Hơn nữa, với lượng lớn các loại axit amin và enzyme, chúng là thứ rất cần thiết để hỗ trợ khả năng hấp thụ dưỡng chất, giúp nâng cao chức năng miễn dịch, tăng khả năng kháng lại các tác nhân gây ra các bệnh thông thường.
Cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn khi ăn nấm hương
Phòng chống ung thư
Chất hóa học AHCC có trong nấm hương có thể thúc đẩy lượng tế nào sản sinh nhanh chóng, có khả năng chống nhiễm trùng, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Đồng thời, chất lentinan còn thúc đẩy các tế bào khỏe mạnh tấn công trực tiếp các tế bào bị ung thư, kìm hãm tối đa sự lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể.
Tốt cho tim mạch
Nấm hương có chứa những thành phần dưỡng chất làm cho tế bào không bị bám dính lên thành mạch máu, từ đó có thể hạn chế tình trạng chèn ép lưu thông máu, điều hòa huyết áp, gia tăng sự tuần hoàn.
Đặc biệt là những hoạt chất như Eritadenine, Beta-glucan, Sterol trong loại nấm này còn có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu giúp bảo vệ tim mạch rất hiệu quả.
Nấm hương được đánh giá tốt cho hệ tim mạch
Giúp xương chắc khỏe
Chất ergosterol trong nấm hương khi được tác động từ ánh nắng mặt trời thì sẽ được chuyển hóa thành vitamin D2, góp phần cải thiện xương khớp, chống lại bệnh còi xương.
Tăng sức khỏe cho làn da
Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong 100g nấm hương sẽ cung cấp 5,7 miligam selen, tức là 8% lượng selen cần hấp thụ hàng ngày. Cho nên việc hấp thụ nấm hương chính là một giải pháp trị mụn trứng cá một cách tự nhiên và hiệu quả.
Nấm hương cũng được đánh giá tốt cho da
Một số phản ứng phụ có thể xảy ra khi ăn nấm hương
Nấm hương sẽ trở nên an toàn khi chúng được nấu chín. Thế nhưng chúng vẫn có thể khiến chúng ta mắc phải một số phản ứng phụ nếu lạm dụng hay dùng sai cách như:
- Không an toàn nếu như chưa được chế biến kỹ.
- Gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày, sưng da (viêm) hoặc sự bất thường về máu
- Khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng, gây dị ứng trên da hay một số vấn đề về đường hô hấp.
- Với người mang thai và cho con bú: Mặc dù chưa có các nghiên cứu kiểm chứng về mức độ an toàn khi sử dụng cho các bà mẹ mang thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, trong khi sử dụng thì vẫn nên thật chú ý cách chế biến và lượng cần dùng để đảm bảo tối đa sự an toàn.
- Đối với những bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp,…Nấm hương thường khiến hệ thống miễn dịch hoạt động nhiều hơn, từ đó khiến cho các bệnh lý trên càng trở nặng.
- Rối loạn máu là hội chứng tăng bạch cầu ái toan: Cũng tương tự thì nếu bạn ăn nấm hương cũng sẽ khiến cho bệnh càng trở nặng.
Ăn nhiều hoặc chế biến nấm hương sai cách cũng dễ gây ra tác dụng phụ
Một số lưu ý khi sử dụng nấm hương
Đối với việc sử dụng nấm hương, sẽ có một số lưu ý quan trọng mà mọi người cần tham khảo quan trọng như sau:
- Đảm bảo nấm hương tươi: Nên lựa chọn những cây nấm hương tươi, không nên ăn những cây nấm có màu sắc lạ, mục nát,…
- Rửa sạch: Việc rửa sạch nấm trước khi nấu là để loại bỏ bụi bẩn, các hóa chất dư thừa. Nhưng không được ngâm nấm trong nước vì sẽ làm bất đi dưỡng chất bên trong.
- Kiểm tra phần gốc: phần gốc thường rất cứng và gồ ghề nên chúng không thể ăn vì có thể gây tiêu chảy.
- Sơ chế đúng cách: Nấm hương thường dùng để ăn sống hoặc nấu chín. Nhưng cho dù là cách nào thì cũng cần phải biết cách sơ chế và nấu chín để có thể đảm bảo an toàn.
- Kết hợp thức ăn: Thông thường, nấm hương có thể kết hợp trong nhiều món ăn khác nhau như súp, xào, nướng,…tùy vào sở thích của từng người.
- Tránh ăn quá nhiều: Dù nấm hương có giá trị dinh dưỡng cao nhưng tuyệt đối không nên quá lạm dụng, như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
- Thận trọng với dị ứng: Bạn nên kiểm tra kĩ khi dùng nấm nếu như có ai đó trong gia đình bị dị ứng với nấm.
- Lưu trữ đúng cách: Nếu nấm hương không sử dụng hết, hãy cho vào túi nilon hoặc hộp đựng đóng kín nắp để bảo quản trong tủ lạnh cho nấm luôn được tươi ngon.
Trên đây là những thông tin giúp mọi người biết rõ hơn nấm hương có tác dụng gì đối với sức khỏe con người. Mặc dù có nhiều thành phần dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ nhưng mọi người cũng nên bổ sung đúng cách, cũng như chế biến và ăn một lượng vừa phải để phát huy công dụng tốt hơn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
5+ tác dụng của nấm bào ngư và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn
9 lợi ích của tảo xoắn đối với sức khoẻ nên bổ sung hàng ngày
Tác dụng của dầu oliu với sức khoẻ con người có thể bạn chưa biết!
5+ tác dụng của nấm bào ngư và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn