Rau càng cua có tác dụng gì? Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh từ rau càng cua
Từ lâu, rau càng cua đã được dân gian sử dụng như một vị thuốc quý để giúp chữa nhiều bệnh. Không chỉ thế, rau càng cua còn là nguyên liệu chính cho nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Vậy, rau càng cua có tác dụng gì đối với sức khỏe? Và làm thế nào để chế biến loại rau này thành những món ăn hấp dẫn? Hãy cùng Pharmacity khám phá ngay trong bài viết sau.
Tổng quan về rau càng cua
Rau càng cua là loài rau thuộc họ hồ tiêu Piperaceae, được gọi với những cái tên khác như rau tiêu, quỷ châm thảo, thích châm thảo, đơn kim,…
Càng cua là một loại cây thân thảo, thường bò lan khi trưởng thành, có độ cao trung bình khoảng từ 20 – 30cm. Thân cây nhỏ và nhẵn bóng, chứa nhiều nước hơi nhớt.
Lá cây màu xanh trong, mọc so le với nhau. Phiến lá dạng màng, có cuống và nhiều hình thù tương tự nhau. Thường là hình tam giác hoặc tình tim, trái xoan ở gốc, ở chóp có hình dạng hơi tù và nhọn. Lá dài khoảng 15 – 20mm với chiều rộng gần bằng đài.
Hoa càng cua thường mọc thành từng chùm dài ở đầu cây và hợp với nhau tạo thành bông dạng dọi có uống ở ngọn. Hoa có chiều dài gấp 2 – 3 lần lá. Quả mọng có hình cầu và có mũi nhọn cứng ngắn ở phần đỉnh.
Thành phần dinh dưỡng của rau càng cua
Thành phần dinh dưỡng của rau càng cua với 92% nước cùng 8% là các vitamin, khoáng chất như beta caroten (tiền vitamin A), vitamin C, magie, sắt, kali,…
Cụ thể hơn, trong 100 gam càng cua cung cấp 24 calo cho cơ thể, bao gồm:
- 277 mg kali
- 62 mg magie
- 5.2 mg vitamin C
- 224mg canxi
Đây là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và cần thiết bổ sung cho cơ thể.
Tác dụng của rau càng cua đối với sức khỏe
Rau càng cua là một loại rau quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, không những giúp mang đến hương vị thơm ngon mà còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng quý báu.
Một số những lợi ích tuyệt vời của loại rau này bao gồm:
Tác dụng giảm đau, chống viêm
Một nghiên cứu báo cáo, hoạt động chống viêm của rau càng cua có thể khác nhau tùy vào giai đoạn phát triển khác nhau của cây. Tác dụng chống viêm lớn hơn đã được ghi nhận trong giai đoạn cây sinh trưởng và bắt đầu nở hoa hoặc suốt mùa xuân và mùa đông.
Một số thử nghiệm trên chuột đã cho thấy khả năng giảm đau của càng cua bằng thử nghiệm quặn bụng sử dụng axit axetic hoặc thử nghiệm trên đĩa nóng. Khả năng gây ức chế cơn đau khoảng từ 50% đến 78%. Sự khác nhau có thể là các chất chiết xuất, điều kiện khí hậu và nguồn gốc thực vật khác nhau. Do đó, loại rau này thường được sử dụng trong việc điều trị sốt, ho, cảm lạnh đau đầu và viêm khớp.
Chống oxy hóa
Rau càng cua có khả năng thu gom và hoạt động tiêu diệt các gốc tự do gây hại đến cơ thể.
Loại rau này có công dụng chống oxy hóa, làm cho quá trình lão hóa của các tế bào chậm lại một cách hiệu quả cùng với sự xuất hiện của beta carotene có trong nó.
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Một nghiên cứu đã tiến hành tách các hợp chất từ càng cua phát hiện rau có tác dụng gây ức chế sự phát triển của một số các tế bào ung thư. Điều này cho thấy tiềm năng của loại rau này trong việc giúp điều chế các loại thuốc điều trị ung thư.
Ngừa viêm khớp
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chiết xuất từ càng cua kết hợp với thuốc Ibuprofen có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của chứng viêm khớp, đặc biệt là các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm khớp gối.
Một nghiên cứu khác đã cho thấy dịch chiết xuất từ loại rau này có khả năng giúp tăng tốc độ chữa lành các chấn thương như gãy xương.
Bảo vệ tim mạch, tốt cho huyết áp
Việc chứa nhiều chất xơ cùng các khoáng tố vi lượng như magie, kali, rau càng cua có tác dụng tốt đối với huyết áp và tim mạch
Cụ thể hơn, chúng giúp hỗ trợ việc duy trì các chỉ số huyết áp ở mức an toàn, đồng thời giúp ổn định nhịp tim, giảm lượng cholesterol có trong máu, ngăn ngừa các bệnh về tim và giúp bảo vệ tim mạch.
Hơn thế nữa, loại rau này cũng tốt đối với những người bị thiếu máu nhờ việc chứa nhiều sắt, hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu.
Giảm nồng độ axit uric trong máu
Một thử nghiệm trên chuột đã cho thấy chiết xuất từ càng cua có thể giúp kiềm hãm nồng độ cao của axit uric trong máu. Trong thí nghiệm trên, những con chuột uống chiết xuất từ rau này có thể giảm đến 44% nồng độ axit uric có trong máu.
Kết quả này cho thấy nhiều hợp chất chiết xuất từ rau càng cua có thể được sử dụng để thay thế cho thuốc allopurinol trong việc điều chỉnh mức axit uric có trong máu.
Ức chế rối loạn cảm xúc
Càng cua còn có công dụng trong việc ức chế rối loạn cảm xúc.
Theo đó, một số hợp chất có trong chiết xuất từ loại rau này có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn cảm xúc quá mức. Đối với phụ nữ trong quá trình mang thai, càng cua được bổ sung vào thực đơn ăn uống có thể giúp ổn định tinh thần do sự thay đổi của hormone.
Một số món ngon từ rau càng cua
Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ càng cua, không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn chứa ít calo, rất thích hợp trong việc quản lý cân nặng. Bạn có thể tận dụng tác dụng của loại rau này với một số cách chế biến rau càng cua sau:
- Rau càng cua trộn thịt bò: Đây là món ăn nhìn rất tươi ngon, hương vị chua ngọt của rau xanh cùng với vị đậm đà của thịt bò sẽ rất thích hợp để làm món khai vị ngon miệng.
- Gỏi rau càng cua: Bạn có thể làm gỏi càng cua với thịt gà hay gỏi càng cua tôm hay trộn với trứng tùy theo sở thích.
- Canh rau càng cua với thịt bằm: Trong bữa cơm hàng ngày, bạn có thể chế biến càng cua để nấu canh với thịt băm để giúp thanh nhiệt cơ thể.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng rau càng cua
Rau càng cua không chỉ là một loại rau ăn hàng ngày mà còn biết đến là một vị thuốc quý giá trong y học dân gian. Với nhiều công dụng tuyệt vời, loại rau này được dùng để giúp điều trị nhiều bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc từ rau càng cua mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Chuẩn bị: 100 gam rau càng cua với 1 con ếch khoảng 100 gam.
Thực hiện: Dược liệu trên đem đi rửa sạch sau đó bóp cùng với giấm. Ếch làm sạch, lột da và bỏ đầu, tẩm bột phần thịt sau đó đem đi chiên vàng. Trộn đều tất cả và ăn trực tiếp. Dùng với tần suất 2 – 3 lần/tuần.
Canh rau càng cua giúp giải nhiệt
Chuẩn bị: 300gr rau càng cua, 50gr nấm rơm, 100gr thịt nạc heo, 50gr nấm kim châm, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê dầu ăn với 1/4 thìa cà phê tiêu.
Thực hiện: Thịt nạc heo đem băm nhuyễn rồi ướp với hạt nêm.Càng cua nhặt và rửa sạch. Nấm rơm và nấm kim châm đem ngâm cùng với nước muối loãng trong 5 phút rồi cắt bỏ gốc và rửa sạch. Phi thơm dầu ăn và tỏi, cho thịt băm vào xào sơ, cho khoảng 700 ml nước vào nấu sôi sau đó nêm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng, cho càng cua vào đảo nhẹ rồi tắt bếp. Khi cho ra tô thì rắc tiêu lên cho thơm.
Bài thuốc chữa viêm họng
Chuẩn bị: 50 – 100gr rau càng cua.
Thực hiện: Dược liệu trên đem rửa sạch cùng với nước muối loãng rồi nhai ngậm. Hoặc có thể cho vào máy xay lấy nước uống hằng ngày. Cần duy trì liên tục trong khoảng 3-5 ngày cho một lần điều trị.
Bài thuốc chữa mụn nhọt
Chuẩn bị: 150gr rau càng cua.
Thực hiện: Đem dược liệu trên đi rửa sạch sau đó ăn sống hoặc có thể đem xay nước uống. Nên kết hợp thêm việc sử dụng rau giả sau đó đắp ngoài da. Bài thuốc này còn có thể giúp chữa khô sần ngoài da, lở ngứa, vết thương chậm lành.
Lưu ý khi sử dụng rau càng cua để chữa bệnh
Rau càng cua mặc dù rất hữu dụng tuy nhiên cũng có thể gây ra một số vấn đề tiềm ẩn khi dùng không đúng cách. Cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Những người đang bị tiêu chảy không nên ăn loại rau này.
- Tránh dùng đối với những người bị sỏi thận.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng nên kiêng kỵ.
- Với những người quá mẫn với loại rau này có thể sẽ gặp phải những triệu chứng tương tự như bệnh hen suyễn.
Bài viết trên đây Pharmacity đã tổng hợp các thông tin liên quan đến các đặc điểm cũng như những công dụng tuyệt vời của rau càng cua đối với sức khỏe con người. Nếu gặp phải các vấn đề bất thường cần chủ động tìm đến bác sĩ để có thể giải quyết kịp thời.