Nước mía bao nhiêu calo? Uống nước mía có gây tăng cân không?
Nước mía là loại nước giải khát yêu thích được nhiều người lựa chọn bởi nó cung cấp năng lượng tức thời trong những ngày hè oi bức. Tuy vậy, không phải ai cũng biết nước mía bao nhiêu calo và liệu uống nước mía có gây tăng cân không. Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau nhé!
Nước mía là loại nước giải khát yêu thích được nhiều người lựa chọn
Nước mía bao nhiêu calo?
Nước mía là loại nước uống ngon ngọt và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều người còn lo lắng vì cho rằng loại nước này có chứa hàm lượng đường và calo khá cao. Vậy, nước mía bao nhiêu calo? Cứ 100ml nước mía nguyên chất cung cấp khoảng 270 calo, lượng calo này khá cao so với những loại nước trái cây khác. Tuy vậy, lượng calo trong mía có thể thay đổi tùy loại mía, độ nguyên chất cũng như cách chế biến.
Ngoài hàm lượng calo và đường, nước mía cũng cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể như chất xơ (100ml nước mía có thể cung cấp 50% nhu cầu chất xơ của cơ thể trong ngày), các loại vitamin quan trọng (Vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6), các khoáng chất thiết yếu (Phốt pho, magie, đồng, kali, kẽm…) và các chống oxy hóa.
Nước mía là loại nước uống ngon ngọt và tốt cho sức khỏe
Uống nước mía có tăng cân không?
Uống nước mía có tăng cân không? Câu trả lời là có, bởi vì trong trường hợp chúng ta không kiểm soát được lượng phù hợp. Nước mía là nguyên liệu để làm đường nên bất cứ ai cũng biết trong nước mía chứa hàm lượng đường cực cao, nhất là với loại mía tía. Chỉ với 100ml nước mía có thể đáp ứng 15% nhu cầu đường trong cơ thể. Lượng đường khá cao nạp vào cơ thể tạo ra nguồn năng lượng lớn. Nếu không đốt cháy hết nguồn năng lượng này, năng lượng sẽ tích lũy trong cơ thể ở dạng mỡ và chúng ta sẽ bị tăng cân.
Tuy nhiên, sau khi đã biết được nước mía bao nhiêu calo, uống nước mía đúng cách không những không gây tăng cân mà còn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Bởi vì:
- Bởi vì hàm lượng chất xơ có trong nước mía cao nên uống nước mía sẽ tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm khác.
- Trong nước mía chỉ chứa một lượng rất ít chất béo.
- Nước mía không chứa cholesterol xấu mà còn có tác dụng loại bỏ bớt cholesterol trong máu. Nhờ vậy, nước mía vừa giúp kiểm soát cân nặng, vừa có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thừa cân.
- Nước mía giúp tăng cường hiệu quả trao đổi chất và đốt cháy chất béo. Đây là lý do mà nếu uống nước mía đúng cách chúng ta có thể giảm cân.
- Nước mía khá giàu dưỡng chất và năng lượng. Nhờ vậy nước mía giúp giảm béo hiệu quả mà không khiến cơ thể bị suy nhược.
Uống nước mía có tăng cân không? Câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn sử dụng nước mía như thế nào. Các bằng chứng khoa học đã cho thấy, việc sử dụng đúng liều lượng và đúng cách, nước mía sẽ giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều và uống vô tội vạ mà không kiểm soát liều lượng, nước mía có thể là nguyên nhân gây tăng cân béo phì.
Chỉ với 100ml nước mía có thể đáp ứng 15% nhu cầu đường trong cơ thể
Lợi ích của nước mía đối với sức khỏe
Mía và những thành phần dinh dưỡng có trong mía sẽ đem lại một số lợi ích khi bạn hấp thụ với lượng vừa đủ. Khi dùng trực tiếp hay gián tiếp các sản phẩm có nguồn gốc từ mía, bạn sẽ nhận được một số lợi ích như:
Nước giải khát và cấp năng lượng nhanh
Tính kiềm tự nhiên, cùng với lượng carbohydrate, kali và axit amin có trong nước mía sẽ giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể, giúp tiếp thêm năng lượng trong một khoảng thời gian ngắn và tránh mất nước trong những ngày nắng nóng.
Giúp lợi tiểu
Mía có đặc tính lợi tiểu giúp cơ thể đào thải nước và lượng muối dư thừa để thận bớt phải làm việc vất vả. Nhờ vậy, thận sẽ không rơi vào tình trạng quá tải và khỏe mạnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nước mía hay nước dừa đều là những thức uống có tính mát. Vì vậy, khi sử dụng các loại nước này, bạn sẽ được giải nhiệt và giảm bớt nóng rát do đường tiết niệu gây nên.
Điều trị các bệnh lý về tiết niệu
Uống nước mía giúp điều trị một số bệnh lý như vàng da, xuất huyết, tiểu khó, vô niệu và các bệnh tiết niệu khác. Nghiên cứu cho thấy, việc uống nước mía đều đặn giúp nước tiểu trong, lợi tiểu và tăng cường chức năng thận.
Kiểm soát cân nặng
Nước mía không chứa cholesterol xấu, đồng thời làm giảm cholesterol và chất béo trung tính. Vì thế, nước mía giúp ngăn ngừa nguy cơ tăng cân và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Tác dụng với bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế dung nạp đường vào cơ thể để hạ thấp những chỉ số đang ở ngưỡng báo động. Mặc dù mía là thực phẩm làm tăng đường huyết nhưng tác dụng của đường mía không gây ảnh hưởng quá lớn như loại đường tinh chế. Đặc biệt là mật mía, một sản phẩm được cô đặc từ đường mía và có vị ngọt thanh mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Ngược lại, với đường mía, mật mía là sản phẩm cô đặc nhưng lại giúp hạ đường huyết và ức chế sự sản xuất insulin. Ngoài ra, tiêu thụ sản phẩm từ mía sẽ giúp giảm tình trạng huyết áp cao.
Phục hồi và giải độc gan, thận
Theo như thành phần dinh dưỡng, nước mía không chứa cholesterol, không có chất béo bão hòa. Điều này sẽ góp phần giúp cải thiện và duy trì sức khỏe gan và thận.
Làm chậm quá trình lão hóa da
Nước mía là nguồn cung cấp hợp chất axit alpha-hydroxy và axit glycolic, giúp giữ nước cho da và kích thích sản sinh tế bào, phục hồi trẻ hóa làn da.
Cải thiện vấn đề răng miệng
Nước mía có tốt cho răng miệng không? Nước mía giàu khoáng chất như phốt pho và canxi nên có thể giúp củng cố men răng và giảm nguy cơ sâu răng. Loại nước này giúp hỗ trợ khắc phục tình trạng hơi thở có mùi do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng kể trên.
Tuy vậy, để duy trì sức khỏe răng miệng tốt, bạn nên ăn uống cân bằng và thường xuyên vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống.
Giúp phòng ngừa bệnh ung thư
Nước mía có chứa nhiều magie, canxi, kali, sắt và mangan nên có tính kiềm. Hơn nữa, loại nước này cũng có chứa flavonoid có thể giúp ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và vú.
Thành phần dinh dưỡng có trong mía đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Một số lưu ý khi uống nước mía
Tác dụng của nước mía khá đa dạng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau trước khi dùng món nước ép này:
- Không uống nước mía đã để ở nhiệt độ phòng quá 15 phút, bởi vì điều này có thể ảnh hưởng tới dạ dày và ruột.
- Mua nước mía từ những nơi không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến bệnh Chagas hoặc tiêu chảy. Điều này bởi vì nước mía là môi trường sinh sản tốt nhất cho vi sinh vật.
- Không uống quá 2 ly nước mía mỗi ngày.
Kết luận: Những thông tin trên không chỉ giúp bạn biết được nước mía bao nhiêu calo mà còn giúp bạn nhận biết lợi ích của nước mía đối với sức khỏe cũng như giải đáp thắc mắc uống nước mía có tăng cân không. Hy vọng nhờ đó mà bạn có thể cân bằng chế độ ăn uống lành mạnh cũng như duy trì cân nặng như mong muốn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.