Tin tức

Những điều cần biết về vắc xin Moderna

Tin tức07:00 31/07/2021

Vắc xin Moderna đã nhận theo Chương trình Covax đang dần được triển khai tiêm chủng ở nước ta. Hãy cùng tìm hiểu về loại vắc xin này nhé!

Tôi cần tiêm bao nhiêu liều vắc xin COVID-19 Moderna? Khoảng cách thời gian giữa các liều tiêm như thế nào?

Là vắc xin mRNA được cấp phép tại Hoa Kỳ, vắc xin COVID-19 Moderna hiện nay chỉ định cho người từ 18 tuổi trở lên.
Tất cả những người tiêm vắc xin Moderna cần tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 28 ngày. Không được chỉ định liều thứ 2 sớm hơn.
Sau liều thứ hai, mất khoảng 2 tuần để cơ thể bạn xây dựng khả năng miễn dịch đầy đủ. Sau khoảng thời gian đó, vắc xin có hiệu lực bảo vệ khoảng 94%. Thời gian cách xa nhau của liều tiêm thứ hai của vắc xin Moderna có thể đến 6 tuần (42 ngày) sau liều đầu tiên. Tuy nhiên nếu liều thứ hai được tiêm sau thời gian này thì cũng không cần tiêm vắc xin lại từ đầu.

Hai mũi tiêm vắc xin COVID-19 của Moderna và Pfizer có thể chuyển đổi cho nhau hay không?

Không. Hiện nay không có đủ dữ liệu nghiên cứu về tính an toàn và đánh giá hiệu lực vắc xin khi thay thế qua lại giữa vắc xin Moderna với vắc xin Pfizer trong liệu trình tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19 mRNA. Nếu đã được tiêm một liều Moderna thì khuyến cáo liều tiêm thứ hai vẫn nên là Moderna để hoàn thành lịch tiêm chủng. Nếu người được tiêm chủng đã tiêm liều đầu tiên của vắc xin COVID-19 mRNA (Moderna hoặc Pfizer) nhưng vì lý do chống chỉ định nào đó mà không thể hoàn thành lịch tiêm vắc xin mũi 2, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định một liều duy nhất của vắc xin Johnson & Johnson với thời gian cách nhau tối thiểu 28 ngày.

Mũi đầu tiên tiêm vắc xin AstraZeneca thì mũi thứ hai tiêm vắc xin Moderna có được không?

Có. Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét về việc chuyển đổi giữa các loại vắc xin khác nhau trong một liệu trình tiêm chủng vắc xin COVID-19: đó không chỉ là sử dụng vắc xin do hai hãng khác nhau sản xuất, mà còn là phối hợp hai cách kích hoạt phản ứng miễn dịch khác nhau do công nghệ bào chế vắc xin khác nhau, vì vậy có thể đạt hiệu lực bảo vệ tốt hơn đồng thời tăng khả năng chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2. Đến tháng 6 năm 2021, các nghiên cứu và khuyến nghị từ Uỷ ban Tiêm chủng Quốc gia của Canada và một số quốc gia Châu Âu: những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca liều đầu tiên có thể tiêm được vắc xin vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna) cho liều thứ hai, trừ khi có chống chỉ định. Khoảng cách thời gian tối thiểu giữa 2 liều vắc xin là 4 tuần. Tuy nhiên theo các nghiên cứu khi phối hợp giữa 2 vắc xin COVID-19 với nhau, khoảng thời gian giữa 2 liều vắc xin càng cách xa nhau (8 tuần hoặc 12 tuần) dường như sẽ giảm được các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm chủng nhiều hơn khoảng thời gian ngắn (4 tuần).

Nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin AstraZeneca thì có cần tiêm 1 mũi vắc xin Moderna hay không?

Hiện nay, không có khuyến cáo chính thức nào từ WHO, CDC Hoa Kỳ về việc tiêm thêm một mũi nhắc (booster) sau khi hoàn tất đủ lịch tiêm tiêu chuẩn với 2 mũi vắc xin COVID-19. Việc theo dõi hiệu lực bảo vệ kéo dài của vắc xin cho thấy lên đến 6 – 12 tháng. Thực tế những trường hợp bệnh nặng nhập viện và tử vong do COVID-19 đều là những người chưa được tiêm vắc xin. Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 và nguồn lực vắc xin còn nhiều hạn chế trên thế giới, vắc xin hiện nay vẫn khuyến nghị theo đúng lịch tiêm tiêu chuẩn. Tại cuộc họp dự kiến vào ngày 22 tháng 7, Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng Hoa Kỳ (ACIP) sẽ xem xét việc tiêm vắc xin mũi thứ 3 ở người có hệ miễn dịch suy yếu: bao gồm những người được ghép nội tạng, người đang điều trị ung thư, bệnh bạch cầu, người nhiễm HIV.

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 Moderna có thể gặp những tác dụng không mong muốn nào?

Những triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau tiêm vắc xin, kéo dài 1-3 ngày. Tuy nhiên có những triệu chứng có thể xuất hiện muộn (2-4 ngày sau tiêm) và kéo dài hơn (trên 3 ngày).

  • Rất phổ biến, với tỉ lệ xuất hiện biến cố bất lợi sau tiêm là ≥1/10, nghĩa là cứ khoảng 10 người được tiêm vắc xin thì có trên 1 người xuất hiện những triệu chứng này: Nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp và cứng khớp, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, nổi hạch, sưng đỏ vị trí tiêm.
  • Phổ biến (≥1/100 đến <1/10): Phát ban, mẩn đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, nôn, tiêu chảy.
  • Không phổ biến (≥1/1000 đến ˂1/100): Ngứa chỗ tiêm.Hiếm (≥1/10000 đến ˂1/1000): Sưng mặt, liệt mặt ngoại biên cấp tính (Bell’s palsy) có thể xảy ra ở những người đã tiêm chất làm đầy fillers trên mặt.
  • Rất hiếm gặp: viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim với tỉ lệ 0,84 và 0,95/triệu. Vì vậy cần thận trọng khi chỉ định tiêm vắc xin Moderna cho các đối tượng có tiền sử viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim. Bạn cần nhập viện cấp cứu ngay nếu có triệu chứng đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim xuất hiện 2-4 ngày sau tiêm vắc xin.

Các bài viết liên quan

blog image
Khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cần lưu ý gì?
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là bệnh viện hoạt động dưới hình thức liên kết Trường - Viện. Bệnh viện có 3 cơ sở cùng những trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm và đa dạng chuyên khoa, bệnh viện là một trong những địa điểm y tế hàng đầu được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Tuy nhiên, có không ít người bệnh vẫn còn băn khoăn về quy trình khám và điều trị tại đây.
blog image
Brauer Coliceze Probiotic Drops - Giảm đau bụng gây quấy khóc ở trẻ sơ sinh và tăng cường đề kháng
Trẻ sơ sinh nào cũng khóc, khóc là cách để báo hiệu bố mẹ biết những nhu cầu của bé. Trong những tuần đầu tiên bé vẫn biểu hiện bình thường, nhưng bỗng 1 ngày bé bắt đầu có những cơn khóc hàng giờ liền, dù ba mẹ đã thử mọi cách vẫn không dỗ bé nín được. Những cơn khóc hàng giờ như vậy vẫn xuất hiện hàng đêm, không những khiến bé khó chịu mà cũng làm ba mẹ phải đau đầu không biết làm sao.
blog image
Tìm hiểu về Bệnh viện Mắt TPHCM (Bệnh viện Mắt Điện Biên Phủ)
Bệnh viện Mắt TPHCM được biết đến là bệnh viện chuyên khoa mắt cả nước. Bệnh viện được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn khi có nhu cầu điều trị thăm khám các bệnh về mắt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về những thông tin chi tiết cũng như nắm được quy trình và các thủ tục cần thiết về việc khám bệnh tại bệnh viện Mắt TP.HCM nhé.
blog image
Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trung tâm y tế đa khoa uy tín đặt tại khu vực phía Bắc, được đông đảo người dân tin tưởng và lựa chọn. Với lịch sử phát triển và những thành tựu đáng chú ý trong lĩnh vực y học, bệnh viện đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
blog image
Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội
Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội là địa chỉ khám bệnh uy tín tại khu vực miền Bắc, chuyên điều trị các bệnh về nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Với 50 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, đến nay bệnh viện đã phục vụ hàng triệu bệnh nhân. Nếu bạn đang tìm nơi khám chữa bệnh về nội tiết uy tín thì đây chính là nơi đáng tin cậy.
blog image
Hướng dẫn khám bệnh ở bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương TP HCM
Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương TP.HCM là địa điểm khám bệnh uy tín, chuyên tiếp nhận cấp cứu và khám chữa bệnh chuyên khoa răng hàm mặt cho bệnh nhân.